Với người Trung Quốc, bữa ăn được xem như một cách để kết nối mọi người và cách xử sự trên bàn ăn có thể đánh giá một con người. (Nguồn: Sohu) |
Chào hỏi
Ấn tượng đầu tiên của người Trung Quốc về một người lạ là thông qua cách mà người đó chào hỏi. Lời chào cho thấy người đó có thể hiện sự tôn trọng hay không, đặc biệt là với những người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội.
Vì vậy, khi gặp người Trung Quốc bạn nên bắt đầu chào hỏi từ người cao tuổi nhất hoặc người có địa vị cao trước, rồi lần lượt tới người khác.
Nếu như bắt tay, theo phong tục thì cần phải cúi nhẹ người xuống, hai tay thả lỏng, nhẹ nhàng không nên bắt tay quá chặt, cho thấy sự kính cẩn.
Khi giới thiệu ai đó, không được dùng 1 ngón tay chỉ vào họ mà phải dùng cả bàn tay ngả lòng ra và hướng về người được giới thiệu.
Người Trung Quốc thường mang theo danh thiếp của mình để đại diện cho một lời chào hỏi. Cần lưu ý, trao hay nhận danh thiếp phải dùng cả hai tay và đọc qua trước khi cất vào.
Quy tắc trên bàn ăn
Với người Trung Quốc, trên bàn ăn cũng cần có những phép tắc nhất định. Bữa ăn được coi như một cách để kết nối mọi người và cách xử sự trên bàn ăn có thể đánh giá một con người.
Trên bàn ăn, bạn cần bắt đầu một câu chuyện vui vẻ, khiến cho mọi người thoải mái, không nên chỉ ngồi ăn.
Bạn nên mời người lớn tuổi, người có địa vị cao ngồi ở vị trí trung tâm và mời họ dùng trước để thể hiện lễ nghĩa...
Đũa là một giá trị tinh thần trong văn hóa ăn uống của người Trung Hoa, khi ăn bạn không nên dùng đũa để chỉ trỏ (thể hiện sự thiếu tôn trọng), hay cắm đũa vào bát cơm (gợi nên những liên tưởng về tang tóc).
Không nên gõ đũa, thìa lên chén vì người Trung Quốc quan niệm rằng thói quen đó chỉ có ăn xin mới làm như vậy và nó sẽ mang lại điều không lành cho gia chủ.
Không được tự ý rót rượu/bia cho bản thân vì cấp trên sẽ rót cho cấp dưới, đàn ông sẽ rót rượu cho phụ nữ.