TIN LIÊN QUAN | |
Chính phủ Syria lên kế hoạch giải phóng toàn bộ thành phố Homs | |
Mỹ nuôi ý định phân chia Syria |
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chiến dịch tấn công Syria sau cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền ông Bashar al-Assad đã đánh dấu sự thay đổi chiến lược của “người bảo vệ” ở Trung Đông.
Theo tờ The Wall Street Journal, trước khi liên quân tấn công, Washington đã sớm đề nghị Cairo đóng góp quân lực và tài chính cho liên quân để họ tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở khu vực Đông Bắc Syria. Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Chúng tôi đã yêu cầu các đối tác của mình, bao gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Qatar và Ai Cập, chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc bảo đảm an ninh khu vực của chính họ, bao gồm đóng góp kinh phí, nguồn lực, trang thiết bị và tất cả các nỗ lực chống IS”.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AP) |
Theo đó, Nhà Trắng đã yêu cầu các quốc gia đối tác Ả rập đóng góp kinh phí và quân lực nhằm ổn định Syria sau khi 2.000 lính Mỹ rời khỏi nước này. Tuy nhiên, trong khi Saudi Arabia và UAE vẫn sa lầy tại Yemen, Ai Cập lại hờ hững với cuộc chiến chống khủng bố. Điều này đã khiến Mỹ thất vọng, mặc dù khoản viện trợ quân sự hàng năm mà các quốc gia này cam kết đóng lên tới 1,3 tỷ USD.
Kể từ khi chính quyền Barack Obama dỡ bỏ lệnh phong tỏa viện trợ vũ khí đối với Ai Cập năm 2015, các tướng lĩnh Ai Cập đã hối thúc đối tác Mỹ chuyển giao các công nghệ quân sự giá trị cao như máy bay không người lái. Trong khi đó, các quan chức quốc phòng Ai Cập lại từ chối đề nghị góp quân của Tướng David Petraeus trong đợt tăng cường quân số tại Iraq năm 2007 của Mỹ nhằm ổn định tình hình Iraq.
Tuy nhiên, dưới thời chính quyền Donald Trump, quan hệ quân sự Mỹ - Ai Cập dường như đã hồi sinh. Ông chủ Nhà Trắng từng ca ngợi Cairo là đồng minh chủ chốt của Washington trong cuộc chiến chống khủng bố. Tháng 9 năm ngoái, Mỹ và Ai Cập đã tổ chức cuộc tập trận chung mang tên Bright Star kéo dài 10 ngày, với nội dung huấn luyện chống khủng bố. Đây lần đầu tiên sau 8 năm, hai nước nối lại hoạt động tập trận, vốn bị hoãn dưới thời chính quyền Barack Obama năm 2011. Hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng đã đình chỉ gói viện trợ quân sự và kinh tế trị giá 290 triệu USD cho Ai Cập, với lý do Cairo không đáp ứng được các tiêu chuẩn về nhân quyền.
Trong bối cảnh mối đe dọa khủng bố ở bán đảo Sinai đang ngày càng đáng lo ngại, đặc biệt là vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử Ai Cập hiện đại tại nhà thờ Rawda, miền Bắc Sinai, khiến 305 người thiệt mạng hồi tháng 11 năm ngoái, vấn đề nhân quyền tại nước này vẫn khiến Quốc hội Mỹ có nhiều bất đồng. Theo Cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ Donald Trump Stephen Miller, quan điểm của Bộ Quốc phòng Mỹ là ưu tiên quyền con người. Điều này khiến quan hệ với đối tác Cairo trở nên phức tạp hơn. “Dẫu có hay không vấn đề đó (nhân quyền), người Ai Cập luôn là một đối tác khó nhằn”, ông Miller nhận xét.
Ông Guterres: Cuộc khủng hoảng Syria đã "hạ nhiệt" Ngày 23/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cho biết, cuộc họp không chính thức của Hội đồng Bảo an (HĐBA) ... |
Các thanh sát viên tìm manh mối vũ khí hóa học ở Syria như thế nào? Dù bị trì hoãn lâu ngày nhưng các thanh sát viên vẫn có thể tìm thấy dấu vết hữu ích để chứng minh cho cáo ... |
Quân đội Iraq bắn phá các vị trí của IS bên trong lãnh thổ Syria Ngày 21/4, giới chức Iraq cho hay pháo binh nước này đã nã pháo vào các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ... |