Đoàn Việt Nam và Hoa Kỳ tại Đối thoại Nhân quyền lần thứ 27. (Ảnh: Đỗ Vân) |
Vừa qua, tại thủ đô Washington D.C (Hoa Kỳ) đã diễn ra Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27.
Đoàn Hoa Kỳ do bà Erin Barclay, Điều phối viên về Đổi mới dân chủ toàn cầu, Chuyên viên cấp cao Cục Dân chủ, nhân quyền và lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn cùng đại diện Văn phòng Tự do tôn giáo quốc tế, Văn phòng về các vấn đề phụ nữ trên toàn cầu…
Đoàn Việt Nam do ông Phạm Hải Anh, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn cùng đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và truyền thông, Ủy ban Dân tộc...
Chương trình đối thoại tập trung vào các nội dung chính: các quyền tự do cơ bản gồm tự do biểu đạt, lập hội và tự do tôn giáo; việc bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương và người bị gạt khỏi lề của xã hội; cải cách tư pháp và pháp quyền; quyền con người trong vấn đề lao động và hợp tác kinh tế.
Đối thoại diễn ra trong không khí cởi mở, tích cực và tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động, người LGBTQ+.
Đoàn Việt Nam thông tin về những vấn đề phía Hoa Kỳ quan tâm, khẳng định Việt Nam là nhà nước pháp quyền, mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, do đó không có cá nhân nào bị xử lý vì thực hiện các quyền tự do của mình, vì là “nhà hoạt động tôn giáo” hay “vận động cho người dân tộc thiểu số”, “luật sư nhân quyền”.
Đồng thời cung cấp thông tin về nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý nhằm xử lý các tồn tại trong việc bảo đảm quyền tự do của người dân trên môi trường mạng và trong thực tế, việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bình đẳng giới, bảo đảm quyền cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, người dân tộc thiểu số, quyền của người lao động.
Kết thúc Đối thoại, hai bên nhất trí cùng tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như lao động, bảo đảm quyền cho nhóm dễ bị tổn thương, hòa bình và an ninh cho phụ nữ…
| Tôn trọng cách tiếp cận quốc gia và những điều kiện đặc thù trong thúc đẩy quyền con người Với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã tích cực tham gia, có những sáng ... |
| Nữ Đại sứ hết mình với sứ mệnh vì quyền con người ở 'trái tim đa phương' Hơn 30 năm làm ngoại giao, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva luôn tự ... |
| Cán bộ ngoại giao nữ: Tự hào mang sứ mệnh vì quyền con người Tôi nhìn nhận công tác của cán bộ ngoại giao nữ tại Geneva là “sứ mệnh” quan trọng, vinh dự và tự hào đồng thời ... |
| Tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Nguồn lực nội sinh cho đại đoàn kết dân tộc Đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo là nguồn lực nội sinh có ý nghĩa rất quan trọng để tìm “mẫu ... |
| Tự do tôn giáo ở Việt Nam: Bác bỏ những nhận định sai lệch Không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà Việt Nam đã và đang nỗ lực bảo đảm các quyền con người cho người dân trên ... |