Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu gạo vượt khó thời Covid-19

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đã rục rịch hoạt động trở lại, sau khi một số địa phương dần nới lỏng giãn cách xã hội. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành lúa gạo, sau thời gian dài ngưng trệ vì dịch Covid-19.
Xuất khẩu gạo vượt khó thời Covid-19
Từ đầu tháng 10/2021, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã rục rịch khởi động. (Nguồn: VNE)

Dần nối lại hoạt động xuất khẩu

Thời gian qua, gạo là mặt hàng ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất trong nhóm hàng nông sản. Theo giới chuyên gia, việc gặp trở ngại trong hoạt động xuất khẩu gạo không phải vì thiếu đơn hàng, mà do Covid-19 bùng phát mạnh khiến vận chuyển gặp khó, thiếu nhân công thu hoạch lúa, nhiều nhà máy chế biến lúa buộc phải đóng cửa hoặc giảm công suất… đã ảnh hưởng lớn đến thu hoạch và lưu thông lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Intimex Group, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, chia sẻ: "Giá cước vận tải lên rất cao, đặc biệt là khu vực châu Phi, trong khi tàu hàng vào cảng lâu, nhưng không thể đưa hàng lên tàu được. Điều này, khiến việc giải phóng lượng hàng trong kho của doanh nghiệp rất khó khăn".

Tin liên quan
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất trong hơn 9 năm Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất trong hơn 9 năm

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian từ tháng 1-9 đã giảm 9,5% so với cùng giai đoạn năm trước. Không ít doanh nghiệp không dám ký hợp đồng với đối tác nước ngoài vì lo không giao được hàng.

Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch Covid-19 trong nước dần được kiểm soát, một số địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, giá gạo đã tăng nhẹ. Trong 2 tuần đầu tháng 9/2021, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng từ 385 USD/tấn trong hai tuần trước lên 400 USD/tấn; trong khi giá gạo đồ 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ vẫn ở mức từ 358-363 USD/tấn; giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan vẫn ở mức 280-402 USD/tấn (tùy loại).

Hoạt động xuất khẩu gạo cũng đã được “nối” lại từ đầu tháng 9. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến hết tháng 9, có 18 tàu vào các cảng xếp hàng với số lượng 158.300 tấn gạo các loại. Đặc biệt, từ đầu tháng 10/2021, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã rục rịch khởi động và có những tín hiệu tích cực. Hiện, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên khoảng 425-430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ giữa tháng 7/2021.

Nguyên nhân giá gạo xuất khẩu tăng được các doanh nghiệp cho biết, do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước khởi sắc hơn, trong khi nguồn cung tại Ấn Độ có nhiều yếu tố bất lợi do tình hình thời tiết đã ảnh hưởng đến vụ thu hoạch hiện nay. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang thu mua gạo từ nông dân để tích trữ vào kho dự trữ quốc gia, khiến giá gạo trong nước tăng.

Nhiều cơ hội để hy vọng

Hiện tại, giá lúa gạo trong nước đang tăng nhẹ, nhiều thương nhân kỳ vọng, xuất khẩu gạo tăng trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn.

Cơ sở cho sự tin tưởng này, thực tế từ ngày 1-15/9/2021 Việt Nam xuất khẩu 247.420 tấn gạo, trị giá 121,644 triệu USD so với cùng kỳ, tăng 22,18% về số lượng và tăng 20,31% về trị giá.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang khởi động. Ví dụ tại TP. Cần Thơ, mấy ngày gần đây, Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã tập hợp lao động về nhà máy để thực hiện xét nghiệm, bố trí công việc. Dự kiến, từ sau ngày 10/10 công ty sẽ bắt đầu nối lại các đơn hàng xuất khẩu cho đối tác. Trước mắt, ưu tiên xuất khẩu khoảng 22.000 tấn gạo cho thị trường Hàn Quốc với thời gian giao hàng từ 15/10 - 15/11/2021.

Tin liên quan
Thiếu hiểu biết về bảo vệ thương hiệu, doanh nghiệp khó cạnh tranh nơi Thiếu hiểu biết về bảo vệ thương hiệu, doanh nghiệp khó cạnh tranh nơi 'biển lớn'

Tương tự, Công ty TNHH Vrice tại TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, doanh nghiệp đã hoạt động 50% công suất được 1 tuần nhằm thực hiện những đơn hàng đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, do các cảng đóng rút hàng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh chưa hoạt động bình thường, cộng thêm việc thiếu công nhân bốc xếp nên Vrice phải thuê xe chở container xuống các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đóng hàng. Khi thực hiện đóng hàng như vậy sẽ đội chi phí gấp đôi, nhưng doanh nghiệp buộc phải chấp nhận để đảm bảo tiến độ hợp đồng với đối tác.

Với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD mỗi năm, gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Việc khó khăn trong xuất khẩu mặt hàng này sẽ tác động tới kết quả xuất khẩu nông sản và kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Vì vậy, dù có tín hiệu tích cực, song các bộ, ngành vẫn đang tích cực tìm những giải pháp để ổn định tình hình sản xuất cũng như xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, để giữ vững thương hiệu gạo Việt trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương kiến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về truy xuất nguồn gốc, kiểm soát dư lượng chất kiểm dịch thực vật, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thái Lan: Giá cước vận tải tăng phi mã, xuất khẩu gạo giảm sâu

Thái Lan: Giá cước vận tải tăng phi mã, xuất khẩu gạo giảm sâu

Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đang ngày càng lo ngại xuất khẩu gạo Hom Mali của nước này tiếp tục giảm vì giá ...

Cơ hội để gạo Việt Nam tiếp tục chinh phục thị trường Australia

Cơ hội để gạo Việt Nam tiếp tục chinh phục thị trường Australia

Hơn 10.000 người tiêu dùng tại Australia sẽ được thưởng thức gạo Việt Nam thông qua Chương trình xúc tiến thương hiệu gạo Việt Nam ...