Dòng chảy phương Bắc 1 sắp bảo dưỡng. (Nguồn: Reuters) |
Công suất vận chuyển khí đốt của Nga qua đường ống này đã giảm xuống 40%.
Ukraine cũng đã dừng vận chuyển khí đốt cho châu Âu vào tháng 5/2022, do những phức tạp vì xung đột và một số nước châu Âu bị Nga cắt nguồn cung khí đốt do không thực hiện cơ chế thanh toán mới.
Nga cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu, phần lớn là qua đường ống. Lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho khu vực này trong năm ngoái là khoảng 155 tỷ m3.
Hành lang vận chuyển qua Ukraine phần lớn đưa khí đốt tới Áo, Italy, Slovakia và các nước Đông Âu khác. Ukraine đã dừng hoạt động đường ống quá cảnh Sokhranovka sau khi xảy ra xung đột Nga- Ukraine.
Các nước châu Âu đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Một số nước đã bị cắt nguồn cung sau khi từ chốt yêu cầu thanh toán bằng đồng ruble của Nga.
Các nước khác, trong đó có Đức, vẫn cần khí đốt của Nga và đang tích cực làm đầy trở lại nguồn dự trữ đã bị vơi đi.
Các đường ống thay thế tới châu Âu không qua Ukraine, bao gồm đường ống Yamal-châu Âu, qua Belarus và Ba Lan, tới Đức, và đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, nằm dưới biển Baltic, tới Đức.
Đường ống Yamal-châu Âu có công suất vận chuyển 33 tỷ m3, khoảng 1/6 lượng khí đốt Nga xuất sang châu Âu. Khí đốt được vận chuyển theo hướng Đông, từ Đức tới Ba Lan kể từ đầu năm nay.
Nga đã áp đặt trừng phạt công ty sở hữu phần đường ống nằm trên lãnh thổ Ba Lan. Tuy nhiên, Ba Lan có thể ứng phó dù không có nguồn khí đốt này.
Trong khi đó, lượng khí đốt được vận chuyển tới Áo, Đức, Italy, Slovakia và Cộng hòa Czech (Séc) qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 đang giảm đi.
Nga cho biết việc nguồn cung qua đường ống này giảm không phải là ngoài dự tính, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Dòng khí đốt sẽ dừng hoàn toàn khi Dòng chảy phương Bắc 1 dừng hoạt động để bảo dưỡng.
Một số nước châu Âu có các lựa chọn thay thế và mạng lưới khí đốt khu vực được kết nối với các nguồn cung như vậy có thể được chia sẻ, dù thị trường khí đốt toàn cầu thắt chặt ngay cả trước cuộc xung đột tại Ukraine.
Đức, nước tiêu thụ khí đốt của Nga nhiều nhất, có thể nhập khẩu khí đốt từ Anh, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan thông qua các đường ống.
Na Uy, nước xuất khẩu lớn thứ hai ở châu Âu sau Nga, đang thúc đẩy sản lượng để hỗ trợ Liên minh châu Âu (EU) đạt mục tiêu chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga vào năm 2027.
Centrica của Anh đã ký thỏa thuận với Equinor của Na Uy để cung cấp khí đốt bổ sung cho Anh trong ba mùa Đông tới.
Nam Âu có thể tiếp nhận khí đốt của Azeri qua đường ống xuyên biển Adriatic tới Italy và Trans-Anatolian qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ có thể cung cấp 15 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho EU trong năm nay.