Chặn đứng dòng khí đốt Nga sang châu Âu, Ukraine đang lấy lòng người đàn ông quyền lực này, liệu ngư ông đắc lợi có 'ưng’ hành động của Kiev?

Hải An
Lô hàng khí đốt đầu tiên của Mỹ vào Ukraine đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực của Washington nhằm thay thế Nga trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu hàng đầu cho châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tại sao xuất khẩu LNG của Mỹ đang tăng mạnh? (Nguồn: Seeking Alpha)

Không vận chuyển khí đốt qua đường ống của Nga, Ukraine chuyển sang khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. (Nguồn: Seeking Alpha)

Năm mới 2025 đến mang theo một sự thay đổi lớn đối với hệ thống năng lượng của Ukraine, quốc gia đang có xung đột quân sự với Nga. Hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sang châu Âu kéo dài 5 năm đã chính thúc kết thúc hôm 31/12/2024. Vì vậy, trong tháng 1 này, quốc gia Đông Âu sẽ có một nhà cung cấp khí đốt mới, đó chính là Mỹ.

Sự kiện lịch sử

Lô hàng khí đốt đầu tiên của Mỹ vào Ukraine đánh dấu một cột mốc trong nỗ lực của Washington nhằm thay thế Nga trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu hàng đầu của châu Âu.

Các nhà phân tích cho biết, đợt giao hàng này - diễn ra chỉ vài tuần trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump (20/1), và trong bối cảnh dự báo sẽ có một mùa Đông đặc biệt lạnh giá - là lời kêu gọi trực tiếp gửi tới ông Trump. Chính ông là người đã vận động mở rộng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ nhưng đảng Cộng hòa của ông lại chia rẽ về việc có nên tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev hay không.

Tin liên quan
Ukraine khóa van khí đốt Nga sang châu Âu, một quốc gia vẫn ‘có đấm’ dùng ‘mánh khóe’, liệu có được ‘ăn xôi’? Ukraine khóa van khí đốt Nga sang châu Âu, một quốc gia vẫn ‘có đấm’ dùng ‘mánh khóe’, liệu có được ‘ăn xôi’?

Bà Olga Khakova, Phó giám đốc an ninh năng lượng châu Âu tại Trung tâm Năng lượng toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết: "Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng lịch sử của thời điểm hiện tại. Điều này tạo cơ hội cho Ukraine để được coi là đối tác năng lượng chứ không chỉ được nhìn nhận qua lăng kính là một quốc gia nhận viện trợ”.

Tháng 4/2024, Mỹ đã giành vị trí nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) số 1 thế giới. Hai tháng sau, công ty năng lượng tư nhân lớn nhất của Ukraine, DTEK, công bố thỏa thuận bắt đầu mua LNG từ Venture Global có trụ sở tại Virginia, một trong những nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ.

Ngày 4/12/2024, một tàu chở 100 triệu mét khối LNG đã rời cảng Calcasieu Pass LNG ở Louisiana (Mỹ) và cập cảng ở Hy Lạp vào ngày 27/12. Tại đây, thiết bị đặc biệt đã chuyển LNG trở lại thành dạng khí sau đó bơm vào các thùng chứa và hệ thống năng lượng địa phương.

Việc vận chuyển khí đốt dọc theo các đường ống chắp vá nối Hy Lạp với Ukraine sẽ tốn kém hơn so với chi phí vận chuyển nhiên liệu qua Đại Tây Dương vốn đã rất cao. Do đó, phần lớn khí đốt đến từ Louisiana sẽ được sử dụng ở Hy Lạp. Tuy nhiên, DTEK đã đổi lô hàng nhiên liệu của Mỹ đó để lấy nguồn cung cấp khí đốt tương đương hiện đang được lưu trữ tại Hungary và Bulgaria.

Điều đó có nghĩa là chỉ một phần khí đốt có nguồn gốc từ Mỹ ​​sẽ chảy vào Ukraine trong những ngày tới. Hầu hết lượng khí đốt đang trên đường đến Ukraine hiện nay đều đi qua đường ống ở Na Uy.

Tuy nhiên, DTEK gọi đợt giao hàng đầu tiên là một bước "mang tính biểu tượng" nhằm "kiểm tra tuyến đường, kiểm tra cơ chế của thỏa thuận và kiểm tra các nhà ga" trước khi tăng cường các chuyến hàng từ nền kinh tế lớn số 1 thế giới. Công ty dự đoán lưu lượng sẽ "chắc chắn tăng" trong 4 năm tới.

Tuần trước, ông Dmytro Sakharuk, Giám đốc điều hành của DTEK nói: "Chính quyền tiếp theo tại Mỹ sẽ ủng hộ nhiều hơn nữa việc đầu tư vào ngành khí đốt, vận chuyển và xây dựng các nhà ga LNG mới”, đồng thời nói thêm rằng số lượng tàu và khối lượng sẽ tăng lên.

Nước Mỹ chớp thời cơ

Trong phần lớn hai thập niên qua, châu Âu đã phụ thuộc vào khí đốt đường ống giá rẻ của Nga để phục vụ các ngành sản xuất công nghiệp và sưởi ấm hộ gia đình vào mùa Đông. Đến tận năm 2023, Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga, khi Berlin đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân trong nước.

Trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022), Moscow đã bắt đầu hạn chế dòng khí đốt chảy vào các quốc gia trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu. Khi xung đột nổ ra, các quốc gia châu Âu đã tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga. Và khi sự bùng nổ của hoạt động khai thác khí đá phiến đã biến Mỹ thành quốc gia sản xuất khí đốt và dầu hàng đầu thế giới, các công ty tại nước này đã nhanh chóng chớp thời cơ để lấp đầy khoảng trống về năng lượng tại lục địa già.

Rủi ro mới của EU: Từ chối 'yêu' Nga đến với Mỹ, nguồn năng lượng mới của châu Âu có thật sự an toàn? (Nguồn: Storage Terminals)
Sự bùng nổ của hoạt động khai thác khí đá phiến đã biến Mỹ thành quốc gia sản xuất khí đốt và dầu hàng đầu thế giới. (Nguồn: Storage Terminals)

Tuy nhiên, tháng 1/2024, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạm dừng phê duyệt giấy phép liên bang cho các nhà ga LNG mới khi Bộ Năng lượng hoàn thành một nghiên cứu xem xét tác động kinh tế và môi trường của sự bùng nổ xuất khẩu. Nhưng vài tháng sau đó, một thẩm phán liên bang ở Louisiana đã lật ngược lệnh tạm dừng của chính phủ và Bộ Năng lượng bắt đầu phê duyệt lại các giấy phép mới vào tháng 9. Trong khi lệnh đóng băng về mặt kỹ thuật vẫn đang được tranh luận tại tòa án, ông Trump, trong chiến dịch tranh cử, đã cam kết sẽ chấm dứt lệnh đóng băng vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống.

Nếu việc xây dựng theo kế hoạch được tiếp tục, năng lực xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ tăng gần gấp đôi vào thời điểm nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump kết thúc. Đến năm 2028, Washington sẽ có khả năng vận chuyển 232 tỷ mét khối LNG ra nước ngoài mỗi năm, tăng từ 126 tỷ mét khối hiện nay và vượt xa 171 tỷ mét khối của Qatar, quốc gia đứng thứ hai.

Theo một nghiên cứu của Bộ Năng lượng Mỹ, được công bố vào tháng trước, con số đó trên để đáp ứng nhu cầu LNG toàn cầu trong nhiều thập niên tới. Trích dẫn nghiên cứu này, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm, khi cố gắng bảo vệ lệnh tạm dừng phê duyệt giấy phép xây dựng cảng LNG, đã cảnh báo rằng, việc dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu LNG sẽ làm tăng hóa đơn tiền điện của người Mỹ trong nước và tăng nguy cơ phát thải khí gây nóng lên toàn cầu.

Bà nhấn mạnh rằng, bản phân tích "phơi bày chi phí tăng gấp 3 lần đối với người tiêu dùng Mỹ do tăng xuất khẩu LNG". Điều đó bao gồm "giá khí đốt tự nhiên trong nước tăng và giá điện tăng", vì khí đốt là nhiên liệu chính để sản xuất điện.

Bộ trưởng Granholm cho biết ngành công nghiệp của nước Mỹ cũng sẽ phải trả thêm 125 tỷ USD cho năng lượng, "dẫn đến khả năng tăng giá thêm cho nhiều loại hàng tiêu dùng".

Khi thúc giục Quốc hội và các cơ quan quản lý liên bang hạn chế xuất khẩu LNG, Hiệp hội Người tiêu dùng năng lượng công nghiệp Mỹ (IECA), một tổ chức thương mại đại diện cho các nhà sản xuất, đã chỉ ra rằng, một phần lớn sản lượng khí đốt của nước này được dành cho nước ngoài so với sản lượng nhiên liệu hóa thạch khác. Trong khi Mỹ chỉ xuất khẩu khoảng 10% lượng xăng và chưa đến một phần tư lượng dầu thô, các cơ sở xuất khẩu LNG đã được phê duyệt có khả năng xuất khẩu khối lượng bằng hơn một nửa nguồn cung khí đốt ròng được sản xuất tại nền kinh tế số 1 thế giới trong năm 2023.

Ông Paul Cicio, Chủ tịch IECA, cho biết: “Đối với dầu thô và xăng, Mỹ có nguồn dự trữ chiến lược, trong khi không có nguồn tương đương nào đối với khí đốt tự nhiên… Người tiêu dùng hoàn toàn bị ảnh hưởng”.

Mục đích của Ukraine

Giới phân tích cho rằng, nỗ lực của Ukraine để trở thành nhà phân phối mới khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Mỹ không chỉ nhằm củng cố mối quan hệ với Washington.

Slovakia và Hungary là 2 trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc chấm dứt thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine. Tuy nhiên, đây lại là các nước sẽ góp phần quyết định việc Kiev có được gia nhập Liên minh châu Âu (EU) hay không. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Slovakia và Hungary đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow so với hầu hết các quốc gia trong khối.

Ông George Beebe, Giám đốc chiến lược tổng thể tại Viện Quincy về chính sách nhà nước có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho biết: "Những gì người Ukraine đang cố gắng làm là đưa mình vào vị thế có nhiều đòn bẩy hơn đối với Hungary và Slovakia và có khả năng khiến họ thân thiện hơn một chút với lập trường của Kiev khi bước vào các cuộc đàm phán".

Trong khi đó, DTEK cho biết, lượng nhập khẩu của họ "mang đến khối lượng bổ sung mới cho khu vực”, qua đó làm giảm mức tăng đột biến của giá khí đốt do mất nguồn cung từ Nga.

Giám đốc DTEK, ông Sakharuk nói: "Nếu bạn có đủ khí đốt, không ai phải lo lắng về khối lượng. Đó là lý do tại sao giá cả vẫn sẽ ổn định".

Ông Beebe nhận định, việc biến Ukraine trở thành thị trường lớn cho LNG của Mỹ trước tiên phụ thuộc vào việc đạt được giải pháp cho cuộc xung đột với Nga, vì nền kinh tế Ukraine chỉ có thể sử dụng một lượng nhiên liệu nhất định khi cơ sở hạ tầng của quốc gia này bị phá hủy do chiến sự. Ngay cả khi đó, Ukraine có khả năng vẫn là một trung tâm nhập khẩu tương đối nhỏ so với các cảng ở Đức và vùng Baltic, nơi các tàu chở dầu của Mỹ hiện đang dỡ nhiên liệu.

"Liệu điều này có ý nghĩa chính trị khi Kiev đang gửi đi tín hiệu muốn liên kết với các ưu tiên của ông Trump ở châu Âu không?”, Giám đốc chiến lược tổng thể tại Viện Quincy nhận định.

Ông kết luận: “Người Ukraine đang cố gắng làm mọi thứ có thể để lấy lòng ông Trump, vì họ biết rằng tương lai của họ phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định mà chính quyền mới tại Washington đưa ra về chính sách đối với Kiev và các điều khoản để giải quyết cuộc xung đột với Nga”.

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh, giá trung bình ...

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 ...

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 ...

Ảnh ấn tượng năm 2024: Cả thế giới sốc với những sự kiện chưa từng có tiền lệ và mang tính lịch sử

Ảnh ấn tượng năm 2024: Cả thế giới sốc với những sự kiện chưa từng có tiền lệ và mang tính lịch sử

Năm 2024 qua đi với những sự kiện đi vào lịch sử thế giới, được đánh dấu bởi các cuộc bầu cử lớn tại Mỹ, ...

Ảnh ấn tượng: Nga nêu nguyên nhân gốc rễ xung đột Ukraine, ám chỉ NATO, nêu điều kiện đàm phán hòa bình, Kiev tin tưởng ông Trump, bom xe ở Mỹ

Ảnh ấn tượng: Nga nêu nguyên nhân gốc rễ xung đột Ukraine, ám chỉ NATO, nêu điều kiện đàm phán hòa bình, Kiev tin tưởng ông Trump, bom xe ở Mỹ

Ngoại trưởng Nga nêu nguyên nhân gốc rễ dẫn tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ám chỉ NATO, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin vào ...

(theo Huff Post)

Đọc thêm

Tàu 637, Vùng 5 Hải quân lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên biển

Tàu 637, Vùng 5 Hải quân lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên biển

Sáng 9/1, Tàu 637, Hải đội 511, Lữ đoàn 127 trước giờ bộ đội lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên biển.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới

Bước sang năm 2025, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam định hướng xây dựng hệ thống vững mạnh, đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh mới.
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Khoảnh khắc lịch sử ở trận Tottenham 1-0 Liverpool

Khoảnh khắc lịch sử ở trận Tottenham 1-0 Liverpool

Trận đấu giữa Tottenham và Liverpool đi vào lịch sử khi lần đầu tiên một trọng tài giải thích với CĐV về một quyết định tranh cãi.
Điểm sáng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Điểm sáng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Đối ngoại, ngoại giao đã cùng với các ngành, địa phương đóng góp thiết thực vào việc tạo đà, tạo thế và biến thế thành lực cho đất nước.
Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá dầu bất ngờ giảm hơn 1%, từ bỏ mức tăng đầu phiên. Trong nước, giá xăng chiều nay được dự báo sẽ giữ đà tăng.
Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Baoquocte.vn. Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng đầu tư quan trọng toàn cầu, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa giảm...
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Phiên bản di động