Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Nhất Phong
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ đối đầu trên không với Philippines ở Biển Đông, Nga phá âm mưu đánh bom tuyến đường sắt xuyên Siberia, Singapore phát hiện mạng lưới ngầm âm mưu tham chiến ở Trung Đông, Mỹ công bố số tiền khủng cấp cho Ukraine…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm
Đức lần đầu tiên chuyển giao xe bọc thép chiến đấu Lynx IFV cho Ukraine. (Nguồn: Wolpat/Wikipedia)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc cảnh báo nguy cơ đối đầu trên không với Philippines ở Biển Đông: Ngày 9/1, người đứng đầu tổ chức Sáng kiến thăm dò tình hình chiến lược ở Biển Đông (SCSPI) của Trung Quốc, ông Hồ Ba cảnh báo rằng Bắc Kinh đối mặt với nguy cơ lớn hơn về các cuộc đối đầu trên không, thay vì trên biển, với Philippines ở Biển Đông.

Ông Hồ Ba đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh nỗ lực khẳng định yêu sách đối với tuyến đường thủy đang tranh chấp, nơi đã chứng kiến một số cuộc đối đầu với Philippines vào năm ngoái. Chuyên gia hàng hải hàng đầu của Trung Quốc này cũng cảnh báo về khả năng xảy ra xung đột với quân đội Mỹ mà ông cho là "mệt mỏi vì triển khai quá mức" trong khu vực. (SCMP)

Tin liên quan
Các nước dồn dập Các nước dồn dập 'đánh tiếng' đến Trung Quốc về Biển Đông, nhấn mạnh thượng tôn luật pháp quốc tế

*Tổng thống Indonesia thăm Malaysia: Bộ Ngoại giao Malaysia ra thông cáo cho biết Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đang có chuyến thăm đầu tiên tới Malaysia trong ngày 9/1 kể từ khi nhậm chức hồi tháng 10/2024. Chuyến thăm phản ánh mối quan hệ đặc biệt giữa Malaysia và Indonesia trên cơ sở hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực gồm kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng và an ninh.

Với việc Malaysia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2025, ông Prabowo và người đồng cấp Malaysia trao đổi quan điểm về tăng cường “Xây dựng Cộng đồng ASEAN”, hợp tác khu vực và giải quyết các thách thức chung toàn cầu.

Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 7 toàn cầu và thứ 3 ASEAN của Malaysia trong 2023 với tổng kim ngạch đạt 24,39 tỷ USD. (the Straits Times)

*Singapore phát hiện mạng lưới ngầm âm mưu tham chiến ở Trung Đông: Ngày 9/1, Bộ Nội vụ Singapore cho biết đã bắt giữ ba người đàn ông từ tháng 10 năm ngoái vì có ý định sang Trung Đông tham chiến chống lại Israel, trong đó một người bày tỏ sẵn sàng thực hiện mọi chỉ thị từ Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, bao gồm cả các vụ tấn công ngay tại Singapore nếu được chỉ thị.

Ba đối tượng bị bắt giữ gồm một giám đốc công ty tiếp thị số (41 tuổi), một thợ sửa thang máy (21 tuổi) và một nhân viên bảo vệ (44 tuổi). Họ đã bị giam giữ theo Đạo luật An ninh Nội bộ của Singapore, cho phép tạm giam nghi phạm trong thời gian dài mà không cần xét xử.

Điều tra cho thấy một trong ba đối tượng đã từng đến trường bắn ở Thái Lan để học cách sử dụng súng, trong khi hai người còn lại có kế hoạch tới các trường bắn ở Indonesia. (Reuters)

*Taliban coi Ấn Độ là "đối tác khu vực quan trọng": Văn phòng đối ngoại Taliban tuyên bố phong trào này coi Ấn Độ là "đối tác quan trọng về kinh tế và khu vực" sau cuộc gặp với quan chức cấp cao nhất Bộ Ngoại giao nước này, đánh dấu cuộc đối thoại cấp cao nhất với Delhi kể từ khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan năm 2021. Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri đã gặp Quyền Ngoại trưởng Taliban Amir Khan Muttaqi tại Dubai ngày 8/1.

Không chính phủ nước ngoài nào, kể cả Ấn Độ, chính thức công nhận chính quyền Taliban. Tuy nhiên, Ấn Độ là một trong số các quốc gia duy trì phái bộ quy mô nhỏ tại Kabul để hỗ trợ thương mại, viện trợ và y tế, đồng thời đã gửi viện trợ nhân đạo đến Afghanistan dưới thời Taliban. (Reuters)

Châu Âu

*Đức lần đầu tiên chuyển giao vũ khí tối tân cho Ukraine: Tập đoàn công nghiệp Rheinmetall của Đức vào cuối tháng 12/2024 đã bàn giao cho lực lượng Vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx đầu tiên, hiện đang được thử nghiệm tại Ukraine.

Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung trích lời Tổng Giám đốc Rheinmetall, Armin Papperger cho hay: "Hiện tại, chiếc xe bọc thép này đang được thử nghiệm trong lực lượng vũ trang tại đây để có thể sớm đưa vào sản xuất hàng loạt".

Đức hiện là nước viện trợ lớn thứ 2 cho Ukraine, chỉ đứng sau Mỹ. (Sputnik)

*Ba Lan đóng cửa Lãnh sự quán tại Saint Petersburg sau hơn 50 năm: Hãng tin RMF24 của Ba Lan ngày 8/1 cho biết lãnh sự quán nước này tại thành phố Saint Petersburg của Nga đã đóng cửa, các nhân viên đã hạ cờ Ba Lan cũng như của Liên minh châu Âu (EU) và dọn sạch tòa nhà.

Ba Lan đã đóng cửa tòa lãnh sự quán này sau 53 năm hoạt động. Quyết định được đưa ra sau lệnh của Warsaw đóng cửa lãnh sự quán Nga tai thành phố Poznan của Ba Lan vào năm 2024 sau khi cáo buộc Moscow có âm mưu phá hoại.

Ba Lan là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, với việc cung cấp vũ khí và tiếp nhận tới 1 triệu người tị nạn, kể từ khi chiến dịch đặc biệt của Nga bắt đầu năm 2022. (RMF24)

*Tổng thống Ukraine Zelensky sẽ tái tranh cử: Tờ Telegraf dẫn nguồn tin trong giới thân cận của ông Zelensky cho biết Tổng thống Ukraine đương nhiệm Volodimyr Zelensky đã quyết định sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ 2 cho dù chưa xác nhận công khai.

Telegraf phân tích hiện tỷ lệ ủng hộ ông Zelensky là 52%, vì vậy ông có cơ hội thắng cử. Tờ báo cũng chỉ ra rằng, đối thủ cạnh tranh chính của ông là cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh Valery Zaluzhny.

Theo các nhà báo Ukraine, ông Zaluzhny vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về tương lai chính trị của mình. Trong lúc này, một số chính trị gia cựu trào của Ukraine, chẳng hạn như cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko và cựu Tổng thống Petro Poroshenko, đã cố gắng lôi kéo Zaluzhny làm đồng minh tranh cử. (Telegraf)

TIN LIÊN QUAN
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

*Serbia chấm dứt các hợp đồng vũ khí với Nga: Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RIA, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Serbia, Tướng Milan Mojsilovic tuyên bố Serbia đình chỉ một số hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga cho đến khi tình hình quốc tế ổn định.

Bình luận về quyết định trên của Serbia, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Vladimir Dzhabarov lưu ý rằng giới lãnh đạo Serbia, đặc biệt là Tổng thống Aleksandar Vucic, chịu áp lực liên tục từ các nước thành viên NATO, và đang phải “chống lại các nỗ lực lôi kéo Serbia vào chính sách trừng phạt Nga”. Theo Thượng nghị sĩ Dzhabarov, Nga vẫn sẽ duy trì quan hệ hữu nghị nhất với Serbia và sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ đó. (AFP)

*An ninh Nga phá âm mưu đánh bom tuyến đường sắt xuyên Siberia: Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 9/1 thông báo một cư dân của vùng lãnh thổ Priamurye (thuộc viễn Đông nước Nga) đã bị bắt giữ vì tình nghi tổ chức một cuộc tấn công vào tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga nhân danh một tổ chức khủng bố Ukraine.

Theo cuộc điều tra, nghi phạm nam, 39 tuổi, là người ủng hộ một tổ chức bị cấm ở Nga. Anh ta đã liên lạc với một đại diện của một tổ chức khủng bố Ukraine thông qua một người đưa tin để học cách chế tạo bom. Anh ta cũng đã thu thập thành phần cần thiết để chế tạo bom. Vào tháng 10/2024, người đàn ông này đã đề nghị thực hiện một vụ đánh bom tại ngã tư đường sắt Belogorsk-Ukraine ở vùng Amur của Nga. (Sputniknews)

*EU phản ứng phát ngôn của ông Trump về Greenland và Panama: Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các đối tác châu Âu của Đức đã bày tỏ sự bối rối trước những phát ngôn gần đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về Greenland và kênh đào Panama.

Tổng thống đắc cử Donald Trump lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về Greenland vào năm 2019, nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông. Năm 2024, ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông một lần nữa nhắc lại mối quan tâm này, gọi đó là "một nhu cầu tuyệt đối" đối với việc Mỹ sở hữu Greenland.

Hôm 7/1, trong cuộc họp báo tại Mar-a-Lago, ông Trump tuyên bố ông không cân nhắc việc sử dụng lực lượng quân sự để giành Canada nhưng không thể đảm bảo điều tương tự đối với Greenland hoặc kênh đào Panama. (Sputniknews)

Trung Đông – châu Phi

*Israel tiếp tục rút khỏi các thị trấn ở Nam Lebanon: Hãng tin Tân Hoa Xã ngày 8/1 dẫn một nguồn tin an ninh Lebanon cho biết, lực lượng Israel đã rút khỏi một số thị trấn biên giới ở miền Nam nước này.

Lệnh ngừng bắn do Mỹ và Pháp làm trung gian, có hiệu lực vào ngày 27/11/2024, nhằm chấm dứt gần 14 tháng giao tranh giữa Israel và Hezbollah. Theo thỏa thuận ngừng bắn, Israel phải rút khỏi lãnh thổ Lebanon trong vòng 60 ngày, quân đội Lebanon triển khai dọc biên giới Lebanon-Israel và ở miền Nam để đảm bảo an ninh. Mặc dù vậy, Israel vẫn tiếp tục các cuộc không kích lẻ tẻ vào Lebanon. (Al Jazeera)

*Ghana đình chỉ quan hệ ngoại giao với Sahrawi: Ngày 8/1, truyền thông Morocco đưa tin Bộ Ngoại giao Ghana xác nhận rằng nước này đã quyết định đình chỉ quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Dân chủ Arab Sahrawi, một quốc gia không được phần lớn cộng đồng quốc tế công nhận và đang tranh chấp chủ quyền ở Tây Sahara với Morocco.

Việc đình chỉ quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Sahrawi được công bố chỉ một ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống John Dramani Mahama, và do đó, về mặt kỹ thuật, là quyết định của chính quyền cựu Tổng thống Nana Akufo-Addo. (Al Jazeera)

*Iran và Nga thúc đẩy thanh toán bằng thẻ nội địa: Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Moscow Kazem Jalali ngày 8/1 cho hay giai đoạn 2 tích hợp hệ thống thanh toán của Nga và Iran, trong đó thẻ thanh toán Mir của Nga sẽ có thể được sử dụng trên lãnh thổ Iran để mua hàng hóa và dịch vụ, dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Ông Kazem Jalali nói: “Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ chuyển sang giai đoạn 2 (tích hợp hệ thống thanh toán quốc gia), theo đó công dân Nga sẽ có thể mua hàng bằng thẻ ngân hàng của họ ở Iran, vào nửa đầu năm 2025.

Trước đó, vào ngày 6/7/2024, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Iran, Mohammad Reza Farzin, thông báo Moscow và Tehran sẽ tiến hành tích hợp các hệ thống thanh toán quốc gia. Hiện nay, người Iran có thể rút đồng ruble từ máy ATM của Nga. (Tehran Times)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Mỹ: Nhóm G7 tái khẳng định cam kết chấm dứt xung đột ở Syria bằng giải pháp chính trị

*Israel thông báo số binh sĩ thiệt mạng trong giao tranh ở Bắc Gaza: Ngày 8/1, quân đội Israel thông báo, 3 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh ở phía Bắc Dải Gaza.

Đây đều là các quân nhân thuộc Tiểu đoàn 46, Lữ đoàn Thiết giáp 401. Theo cuộc điều tra ban đầu của quân đội Israel, trong quá trình triển khai chiến dịch tại Beit Hanoun, chiếc xe tăng đã cán trúng một thiết bị nổ. Vụ việc cũng khiến 3 quân nhân khác bị thương, trong đó có một sĩ quan đang trong tình trạng nguy kịch. (Al Jazeera)

*UAE bổ sung 19 cá nhân, thực thể vào danh sách khủng bố: Hãng thông tấn nhà nước WAM ngày 8/1 đưa tin, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã bổ sung 19 cá nhân và thực thể vào danh sách khủng bố, vì có mối liên hệ với tổ chức Anh em Hồi giáo bị cấm hoạt động tại nước này.

Những cá nhân được liệt kê trong danh sách khủng bố bao gồm công dân mang một và hai quốc tịch từ các quốc gia bao gồm Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen và Liberia, cùng với công dân UAE. Các thực thể trong danh sách này được xác định chủ yếu có trụ sở tại Anh, bị cáo buộc đã đóng vai trò tài trợ hoặc hỗ trợ các hoạt động khủng bố. (Al Jazeera)

*Giao tranh tại dinh Tổng thống CH Chad khiến 19 người thiệt mạng: Chính phủ Cộng hòa (CH) Chad cho biết các tay súng đã tấn công vào khu phức hợp của Tổng thống nước này tại thủ đô N'Djamena ngày 8/1, dẫn tới một cuộc giao tranh khiến 18 kẻ tấn công và một nhân viên an ninh thiệt mạng, cùng một số người khác bị thương.

Người phát ngôn Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Abderaman Koulamallah nói: "Trong số những kẻ tấn công, có 18 người thiệt mạng và 6 người bị thương. Chúng tôi cũng có một người hi sinh và 3 người khác bị thương, một trong số họ bị thương nặng". CH Chad là một quốc gia không giáp biển ở nửa phía Bắc châu Phi, nằm dưới sự cai trị của quân đội, thường xuyên bị nhóm thánh chiến Boko Haram tấn công ở khu vực Hồ Chad. (AFP)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy: Ngày 8/1, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình do tình hình cháy rừng ở California, đồng thời cho biết thêm ông muốn tập trung chỉ đạo toàn bộ nỗ lực ứng phó của liên bang đối với các vụ cháy.

Trước đó vào tháng 12/2024, Nhà Trắng thông báo ông Biden sẽ thăm Italy từ ngày 9-12/1/2025 để gặp Giáo hoàng Francis, Tổng thống Italy Sergio Mattarella và Thủ tướng Italy Giorgia Meloni. Chuyến thăm Italy được cho sẽ là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của ông Biden trên cương vị Tổng thống Mỹ. (Reuters)

*Venezuela tố cáo Mỹ hậu thuẫn âm mưu đảo chính: Ngày 8/1, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã cáo buộc chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tài trợ cho một âm mưu đảo chính, sau khi cơ quan chức năng Venezuela bắt giữ một nhóm lính đánh thuê mang nhiều quốc tịch khác nhau, gồm Ukraine, Mỹ và Colombia.

Trước đó, ngày 7/1, cơ quan an ninh Venezuela đã bắt giữ 7 lính đánh thuê từ Ukraine, Mỹ và Colombia. Những người này đã nhập cảnh Venezuela với mục đích được cho là thực hiện các hành động gây bất ổn. Các đối tượng đã thừa nhận có kế hoạch chống lại chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.

Venezuela đã huy động quân đội và cảnh sát trên toàn lãnh thổ để đảm bảo an ninh trước thềm Lễ nhậm chức của ông Nicolas Maduro vào ngày 10/1 tới. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ bất ngờ tịch thu máy bay của Tổng thống Venezuela, khẳng định không ai 'nằm ngoài sự trừng phạt của Mỹ'

*Mỹ công bố số tiền cung cấp cho Ukraine: Đại diện cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ trong cuộc họp báo ngày 8/1 cho hay kể từ khi bắt đầu Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, các nước phương Tây đã cam kết cung cấp cho Kiev khoản hỗ trợ quân sự trị giá 126 tỷ USD.

Đối với Mỹ, đó là 2 khẩu đội Patriot và các hệ thống phòng không khác, cũng như hàng trăm tên lửa đánh chặn, hàng chục hệ thống HIMARS và hàng nghìn quả đạn tấn công, bao gồm rocket GMLRS và tên lửa tầm xa ATACMS, hàng trăm hệ thống pháo cùng hàng triệu viên đạn pháo, hàng nghìn xe bọc thép, hơn 100.000 súng chống tăng và hàng trăm triệu viên đạn vũ khí hạng nhẹ cũng như một số lượng đáng kể thiết bị bay không người lái”.

Chính quyền Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng việc bơm vũ khí cho Ukraine sẽ không làm giảm quyết tâm của Moscow và sẽ không làm thay đổi tiến trình của Chiến dịch quân sự đặc biệt. (Reuters)

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến ...

Mỹ công bố số tiền khủng đã 'bơm' cho Kiev, Liên hợp quốc thống kê số dân thường thương vong trong xung đột ở Ukraine

Mỹ công bố số tiền khủng đã 'bơm' cho Kiev, Liên hợp quốc thống kê số dân thường thương vong trong xung đột ở Ukraine

Phó Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, bà Nada al-Nashif, ngày 8/1 cho biết hơn 12.300 thường dân đã thiệt mạng trong cuộc xung ...

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên. Đã tới lúc chính ...

Mỹ tung đòn tấn công chính xác vào Houthi, gỡ bỏ đe dọa trên Biển Đỏ

Mỹ tung đòn tấn công chính xác vào Houthi, gỡ bỏ đe dọa trên Biển Đỏ

Ngày 8/1, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) tuyên bố đã tấn công các kho vũ khí mà lực lượng Houthi ở Yemen sử ...

Ấn Độ trang bị ngư lôi hạng nặng thế hệ mới, gia tăng hợp tác quân sự với láng giềng Nepal

Ấn Độ trang bị ngư lôi hạng nặng thế hệ mới, gia tăng hợp tác quân sự với láng giềng Nepal

Ngày 8/1, Bộ Quốc phòng Ấn Độ và công ty đóng tàu quốc phòng của Pháp Naval Group đã ký kết một thỏa thuận cung ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động