Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

TS. Vũ Đăng Minh
Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ukraine, nhượng bộ hay không nhượng bộ

Với sự hỗ trợ, can dự mạnh mẽ về quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao từ phương Tây, năm 2024, Kiev cũng làm được nhiều việc, không để phòng tuyến phía Đông bị sụp đổ, chiếm giữ nhiều tháng phần lớn tỉnh Kursk và tấn công bằng tên lửa, UAV vào một số mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi
Trước sức ép từ nhiều phía, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không thể không nói đến khả năng chấp nhận tạm mất một phần lãnh thổ. (Nguồn: AFP)

Con bài trong tay Tổng thống Volodymyr Zelensky là “mối đe dọa an ninh châu Âu từ Moscow”, vai trò “chiến binh sườn Đông” của Kiev và van đường ống trung chuyển dầu khí từ Nga. Kiev ngày càng phụ thuộc vào hỗ trợ của Mỹ, phương Tây. Ở chiều ngược lại, EU cũng đang bị buộc vào xung đột ở Ukraine, cũng là một dạng con tin.

Dòng tiền, vũ khí gấp gáp đổ từ Mỹ và EU sẽ giúp Kiev tiếp tục cuộc chiến trong một thời gian nữa, nhưng tình hình khó có thể khá hơn năm 2024. Đặc biệt là khó đảo ngược cục diện chiến trường nhiều phần bất lợi. Khả dĩ nhất là cố không để thất thế trong cuộc đàm phán, hy vọng có thêm thời gian để cải thiện tình hình, rồi tính tiếp.

Nội bộ Ukraine manh nha tư tưởng cầu hòa và ý tưởng thay người đứng đầu, mở đường cho giải pháp chính trị, ngoại giao. Nhưng hiện chưa có một nhân vật nào đủ khả năng cầm cờ, tập hợp lực lượng làm nòng cốt.

Trước sức ép từ nhiều phía, Tổng thống Zelensky không thể không nói đến khả năng chấp nhận tạm mất một phần lãnh thổ (thực tế đang do Nga kiểm soát và Ukraine khó giành lại bằng quân sự), để đóng băng xung đột. Tuy nhiên, Kiev gắn với hai điều kiện tiên quyết, NATO bảo đảm an ninh bằng cách kết nạp Ukraine làm thành viên và đưa quân vào giám sát.

Nga chắc chắn không chấp nhận, dù chỉ một đòi hỏi. Một số thành viên NATO cũng không bỏ phiếu thuận. Vậy là, Kiev nhượng bộ mà thực chất là không hoặc sẽ hạ thấp dần điều kiện. Vấn đề cơ bản vẫn y nguyên. Quả bóng chuyền sang sân phương Tây.

Thế lưỡng nan và toan tính của phương Tây

Bao nhiêu vũ khí, tiền của đổ vào Ukraine, phương Tây, NATO không dễ buông bỏ cơ hội áp sát, mượn tay người khác làm suy yếu Nga. Từ 1/1/2025, tới phiên Ba Lan đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, người cam kết nâng ngân sách quốc phòng lên 4,7% GDP và dành 35% trong số đó để mua thiết bị quân sự của Mỹ sẽ chèo lái EU theo hướng cứng rắn, quyết củng cố “lá chắn phía Đông” và quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

“Đầu tàu" Đức, Pháp có dấu hiệu chệch ray; nội bộ không đồng thuận cao trong việc ủng hộ Ukraine hết mình và chia cắt Nga khỏi “lục địa cũ”. Một số quốc gia thành viên nảy sinh mâu thuẫn lợi ích, nhất là lệnh phong tỏa xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine và việc Kiev đóng chặt van đường ống… An ninh lương thực, an ninh năng lượng càng trầm trọng bởi biến đổi khí hậu.

EU ở vào thế lưỡng nan, không thể bỏ cuộc, nhưng khó dồn toàn lực để tạo thế tự chủ chiến lược trong cuộc đối đầu toàn diện, chưa thấy điểm dừng với Nga. Tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về cam kết bảo đảm an ninh lẫn quan hệ kinh tế khiến giới tinh hoa “lục địa già” hoang mang. Một mặt, lãnh đạo EU cam kết ủng hộ Ukraine đến cùng, mặt khác tính đến phương án dự phòng.

Chủ nhân mới của Nhà Trắng không thể không thực hiện cam kết chấm dứt xung đột ở Ukraine. Nếu được, Mỹ chứng tỏ sức mạnh, vai trò dẫn dắt, chi phối trong các vấn đề quốc tế phức tạp nhất, “cái ô” của Mỹ càng đắt giá. Ý tưởng của vị Tổng thống thứ 47 là kết hợp giữa “cây gậy” (hỗ trợ, can dự mạnh hơn về quân sự, kinh tế) và “củ cà rốt” (gỡ bỏ dần lệnh trừng phạt). Tuy nhiên, Nga hưởng ứng thế nào mới là chuyện quan trọng.

Ngày 7/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố tại buổi họp báo ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thuộc bang Florida rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vòng 6 tháng.

Nga muốn gì và có thể làm gì

Moscow có bài học kinh nghiệm từ thỏa thuận Minsk II ký ngày 12/2/2015 giữa Bộ tứ Normandy, nên không dễ dàng mắc bẫy “đóng băng xung đột” đầy toan tính của phương Tây.

Nga thực sự muốn kết thúc cuộc xung đột kéo dài và tốn kém bằng “giải pháp cả gói” với Mỹ, NATO, như tuyên bố khi mở đầu chiến dịch quân sự đặc biệt và dự thảo thỏa thuận hòa bình từng đạt được ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 4/2022.

Với cục diện hiện nay và những gì đã phải đổ ra, Moscow không muốn hạ thấp yêu cầu, nhất là công nhận hiện trạng mới. Cùng với đó là tương lai quan hệ bình thường, không tách rời và bình đẳng giữa Nga với EU, phương Tây và Mỹ.

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự lễ thắp nến, cầu nguyện nhân dịp Giáng sinh theo lịch Chính thống giáo Nga tại nhà thờ Thánh George trên đồi Poklonnaya ở Moscow, ngày 6/1. (Nguồn: Reuters)

Tới đây, Nga sẽ tiếp tục gia tăng đòn quân sự cả trên chiến tuyến, trong lãnh thổ Ukraine và khôi phục hoàn toàn Kursk, gửi thông điệp mạnh mẽ đến Mỹ, phương Tây, NATO, tạo thế có lợi nhất khi chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán. Liệu xứ bạch dương có đủ sức mạnh cho toan tính đó không?

Có ý kiến băn khoăn về thực lực của Nga: không đủ sức để tấn công ồ ạt, giáng đòn quyết định, nhanh chóng phá vỡ phòng tuyến, tiêu diệt lớn sinh lực, phương tiện của Ukraine, khôi phục Kursk, không để tên lửa, UAV đối thủ tự do hành động…

Nghĩ vậy là chưa thấu hiểu nghệ thuật quân sự và thực chất xung đột Nga - Ukraine. Lãnh thổ Nga quá rộng, chiến tuyến hơn 1.000 km, cần bao nhiêu quân, vũ khí mới đủ tạo ưu thế lực lượng và che chắn hậu phương? Hỏa lực Moscow tấn công có trọng điểm, không theo kiểu rải thảm như Mỹ và phương Tây từng làm ở Kosovo, chiến tranh Vùng Vịnh…

Điều quan trọng nhất là xứ bạch dương phải đối đầu với sự hỗ trợ vũ khí, tài chính, đội ngũ cố vấn, chuyên gia quân sự và hệ thống tình báo quân sự, trinh sát vệ tinh, dẫn đường từ vũ trụ… của nhiều nước thành viên NATO, phương Tây.

Thử tưởng tượng, Nga dốc toàn lực vào mặt trận Ukraine, bỏ trống phòng thủ hậu phương, NATO đang áp sát biên giới, liệu có chịu ngồi yên không? Tuy còn những hạn chế, nhưng Moscow duy trì được thế trận như vậy cũng là cố gắng rồi.

Không khó và rất khó

Dù toan tính khác nhau, nhưng tất cả các bên liên quan đều tính đến phương án giải quyết xung đột ở Ukraine. Do đó, năm 2025 dấy lên hy vọng cũng là chuyện dễ hiểu. Cái khó là bằng cách nào và vào lúc nào?

Nếu Mỹ và phương Tây chấm dứt hỗ trợ, can dự, sớm muộn gì xung đột cũng kết thúc. Nhưng đó là chuyện không tưởng. Điều rất khó, cản trở lớn nhất là mục đích, mục tiêu của các bên trái ngược nhau.

Mỹ, phương Tây, NATO không thể để Ukraine “lấm lưng trắng bụng” (đồng nghĩa Nga thắng), nhưng cũng không thể “bao sân” mãi, trong khi thắng lợi xa vời. Họ cũng không muốn đối đầu trực tiếp với Nga trong thế chiến thứ ba, thậm chí là chiến tranh hạt nhân, nghĩa là chớ dồn Moscow vào thế chân tường.

Mỹ muốn EU tự chủ trong cuộc đối đầu với Nga, để rảnh tay đối phó với Trung Quốc, nhưng cũng không muốn đồng minh thoát vòng chi phối, bảo hộ trả phí cao của mình. EU cũng muốn tự chủ chiến lược, nhưng có phần “lực bất tòng tâm”.

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ưu tiên 6 tháng cho nhiệm vụ chấm dứt xung đột Nga- Ukraine. (Nguồn: Ukrinform)

Bước đi khả dĩ nhất là đóng băng xung đột, có giám sát, treo các điều kiện tiên quyết, tạo môi trường cho đối thoại, đàm phán. Toan tính của phương Tây, NATO là ngăn chặn không để Nga thắng và Ukraine không thua tạo thời gian, điều kiện cho Kiev phục hồi, củng cố với sự hỗ trợ từ bên ngoài. Như phân tích trên, Nga không muốn lặp lại kiểu thỏa thuận Minsk II, nên bước này cũng khá mù mờ.

Dấy lên thông tin và cũng là hy vọng về cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông chủ mới của Nhà Trắng và Tổng thống Vladimir Putin, xem như bước đột phá. Hai nhà lãnh đạo thảo luận vấn đề Ukraine theo kiểu cả gói có đi có lại.

Có thể tìm được điểm chung nếu các bên thỏa hiệp trong phạm vi toan tính của mình. Khi xung đột bế tắc hoặc gần vượt giới hạn thì khả năng đàm phán xuất hiện. Mức độ thỏa hiệp có thể cân bằng hoặc có lợi hơn cho một bên, tùy vào tương quan, cục diện và toan tính.

Ông Donald Trump có rất nhiều việc phải làm khi chính thức nhậm chức, trước hết là thành lập bộ máy, đội ngũ cố vấn. Nên cuộc gặp, nếu có, sớm nhất cũng phải cuối tháng Giêng.

Tân chủ nhân Nhà Trắng là người quyết đoán nhưng rất khó đoán định. Ông chủ Điện Kremlin cũng rất quyết đoán và khó lường. Nên năm 2025 có thể có cơ hội thảo luận về đóng băng chiến sự. Chấp nhận bàn đã khó, thống nhất quyết định và thực thi còn khó hơn.

Chuyện giải quyết hoàn toàn xung đột còn xa vời hơn nữa. Khó nói trước điều gì.

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm "khúc giao mùa" 2025, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, theo thông lệ, nhân ...

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp người đồng cấp Cho Tae-yul vào ngày 6/1, thời điểm hết hạn lệnh bắt giữ Tổng thống bị ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào ra thông cáo về chuyến thăm Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm ...

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine (từ tháng 2/2022), quân đội Nga đã chịu những tổn thất và buộc phải dồn nguồn lực ...

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse

Hôm nay 7/1, Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Thủ tướng Nhật Bản công du Đông Nam Á: Cách tiếp cận mới của Tokyo

Thủ tướng Nhật Bản công du Đông Nam Á: Cách tiếp cận mới của Tokyo

Chuyến thăm Indonesia và Malaysia của Thủ tướng Nhật Bản cho thấy chính quyền mới đang tập trung thúc đẩy hợp tác và đa dạng hóa đối tác an ninh...
Cập nhật ngay iOS 18.2.1 để sửa lỗi quan trọng trên iPhone

Cập nhật ngay iOS 18.2.1 để sửa lỗi quan trọng trên iPhone

Apple vừa mới chính thức phát hành bản cập nhật iOS 18.2.1 để sửa những lỗi quan trọng cho người dùng iPhone.
Samsung chính thức chốt lịch ra mắt Galaxy S25 Series

Samsung chính thức chốt lịch ra mắt Galaxy S25 Series

Samsung vừa thông báo sẽ tổ chức sự kiện Galaxy Unpacked 2025 vào ngày 22/1 tới đây tại San Jose, California, nơi công ty sẽ ra mắt dòng Galaxy S25 ...
Loạt iPhone gặp lỗi camera sau khi nâng cấp iOS 18.2, nâng cấp ngay lên 18.2.1

Loạt iPhone gặp lỗi camera sau khi nâng cấp iOS 18.2, nâng cấp ngay lên 18.2.1

Nhiều người dùng iPhone cho biết thiết bị của họ liên tục gặp lỗi khi mở ứng dụng camera sau khi cập nhật hệ điều hành iOS 18.2.
Quan hệ EU-Syria: Thay đổi để thích ứng

Quan hệ EU-Syria: Thay đổi để thích ứng

Chuyến đi của hai Ngoại trưởng Đức, Pháp đến Damascus hứa hẹn sẽ báo hiệu sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa EU với Syria.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động