TIN LIÊN QUAN | |
Bảy điểm nhấn trong dự thảo về đàm phán Brexit | |
EU khẳng định Brexit không phải là kết thúc |
Tìm kiếm thỏa thuận “cả hai bên cùng thua”
Giới kinh doanh và các nhà ngoại giao thường quen với lời nói sáo rỗng “đàm phán dựa trên tinh thần cả hai bên cùng thắng” nhưng các cuộc đàm phán liên quan đến việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - gọi tắt là Brexit - thì hoàn toàn khác. Các nhà đàm phán của cả hai bên đang tìm kiếm thỏa thuận “cả hai bên cùng thua” bởi họ biết rằng nếu các cuộc đàm phán thành công, cả Anh và EU đều sẽ phải hài lòng với mức độ đau đớn mà họ gây ra cho nhau.
Đầu tiên là việc nước Anh đã gây ra những tổn thất cho EU thông qua quyết định rời khỏi liên minh. Các công dân EU sẽ không được tự do chuyển đến Anh sinh sống, đồng thời EU sẽ mất quyền tài phán tại Anh và EU cũng sẽ mất đi một nước đóng góp đáng kể cho ngân sách của EU. Việc Anh quyết định rời EU cũng khiến cho EU bị “mất mặt”. Và quan trọng hơn, EU có thể sẽ phải đối mặt với khả năng những nước khác trong liên minh này lại tiếp bước Anh rời khỏi EU.
Đối mặt với những mất mát này, cả trên thực tế cũng như tiềm ẩn, EU muốn Anh phải chịu tổn thất hơn EU vì Anh đã từ bỏ EU. Nếu Anh không phải chịu những tổn thất hữu hình, vậy thì tại sao các nước khác lại phải ở lại EU? Tại sao Anh được phép giữ lại các quyền lợi như là thành viên của EU, trong khi Anh muốn chối bỏ mọi phí tổn và trách nhiệm đối với EU?
Chính phủ Anh đã chấp nhận tư duy sách lược “cả hai bên cùng thua”. (Nguồn: Licdn) |
Sự thực là Chính phủ Anh đã chấp nhận tư duy sách lược “cả hai bên cùng thua”. Điều này được thể hiện trong tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond rằng “nước Anh không thể đòi ăn bánh một mình”, có nghĩa là các cuộc đàm phán sẽ tập trung xoay quanh vấn đề giới hạn cái giá mà nước Anh phải trả cho việc rời khỏi EU.
Tuy nhiên, để tìm kiếm một thỏa thuận “cả hai bên cùng thua” ở mức có thể chấp nhận được, phía Anh sẽ đối mặt với 4 vấn đề. Thứ nhất, người dân Anh chưa được chuẩn bị tinh thần rằng Anh có thể sẽ phải chi một mức đáng kể cho việc nước Anh rời EU. Thứ hai, đây không phải là một cuộc đàm phán bình đẳng giữa hai bên: nước Anh bị phụ thuộc nhiều vào EU, trong lĩnh vực thương mại, Anh cần EU hơn là EU cần Anh. Thứ ba, cấu trúc các cuộc đàm phán có lợi cho EU. Nếu không đạt được thỏa thuận sau 2 năm đàm phán, nước Anh sẽ phải đối mặt với vấn đề thuế khóa và các thủ tục rườm rà khi nước này muốn xuất hàng vào các thị trường đơn lẻ trong EU.
Cuối cùng, những người theo trường phái cứng rắn của EU có thể thích thú với việc “con tàu Brexit bị đụng toa”, nghĩa là nước Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận thương mại tự do hay thỏa thuận về một thời kỳ chuyển đổi. Tại trụ sở của EU hay bất cứ nơi nào khác, có rất nhiều người tỏ ra mừng khi nhìn thấy cảnh các nhà đầu tư rút khỏi Anh và hàng dài các xe ô tô tải nối đuôi nhau tắc nghẽn tại cảng Dover do những thủ tục hải quan mới.
Nỗi lo đóng góp tài chính
Trong khi đó, tại nước Anh, những người theo trường phái cứng rắn sẽ khăng khăng cho rằng nước Anh chẳng có gì phải sợ hãi nếu như rời khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận tự do thương mại. Những người này sẽ coi đó là sự phản bội nếu như nước Anh nhượng bộ tại các cuộc đàm phán. Thậm chí, ngay cả Thủ tướng Anh Theresa May từng tuyên bố “thà không có thỏa thuận nào còn hơn là đạt được một thỏa thuận tồi”.
Mặc dù câu nói đó thể hiện sự can đảm của Anh, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Chính phủ Anh hiểu được sự nguy hiểm của việc “con tàu Brexit bị đụng toa”. Ngay sau ngày Thủ tướng Anh chính thức gửi thư thông báo với Chủ tịch Hội đồng châu Âu về ý định rời khỏi EU của Anh, các quan chức quan trọng nhất trong Chính phủ của Thủ tướng May như Bộ trưởng Tài chính Hammond và Ngoại trưởng Anh Johnson đã vội vàng bay sang Đức để lôi kéo, thuyết phục nước chủ chốt trong EU.
Tuy nhiên, Hội nghị thường niên Đức-Anh năm nay diễn ra tại một địa điểm bên ngoài Berlin và Đức đã không cử những bộ trưởng đồng cấp đến hội nghị này, mặc dù hai vị bộ trưởng Anh vẫn được tiếp đón lịch sự, chu đáo. Thông điệp mà Đức gửi đến Anh khá rõ ràng, đó là nước Anh cần Đức hơn là Đức cần Anh.
Ưu tiên hàng đầu của Đức là làm sao duy trì được sự thống nhất giữa 27 nước thành viên của EU. Điều này có nghĩa là những yêu cầu của Slovakia hay Tây Ban Nha sẽ được coi là ưu tiên hơn so với những nhu cầu của nước Anh.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy tiến trình đàm phán sẽ diễn ra thế nào được cho là liên quan đến kết luận về vị thế của Gibraltar - nỗi ám ảnh của Tây Ban Nha. Liệu Gibraltar có là một phần trong các điều khoản quy định đàm phán của EU cho tiến trình Brexit hay không, đây là điều Anh đang rất lo ngại.
Gibraltar là vấn đề gây tranh cãi từ lâu giữa Anh và Tây Ban Nha. Khu vực này nằm ở phía Nam Tây Ban Nha, với dân số khoảng 32.000 người, song lại nằm cách xa lãnh thổ của Anh. Khi Anh còn là thành viên EU, EU có thể dễ dàng coi đây là vùng lãnh thổ của EU, song Brexit một lần nữa lại khiến vấn đề này trở nên phức tạp và khó xử hơn.
Nước Anh có thể phải chi một khoản tiền đóng góp tài chính hào phóng cho “cuộc ly dị” của mình để đổi lấy thiện chí của EU. (Nguồn: Politico Europe) |
Trong hai cuộc trưng cầu ý dân hồi năm 1967 và 2002, người dân vùng lãnh thổ hải ngoại này đều mong muốn thuộc về Anh, phản đối việc chia sẻ chủ quyền với Tây Ban Nha, song họ hoàn toàn không đồng tình với việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Vấn đề hiện nay nằm ở chỗ nếu EU áp dụng mọi thỏa thuận ký kết với Anh cho Gibraltar, vô hình trung họ sẽ công nhận vùng đất này thuộc về Anh. Khi đó, Tây Ban Nha có thể sẽ phản đối bằng cách phủ quyết mọi kết quả đàm phán mà EU đạt được với Anh.
Chính phủ Đức hiện đang theo dõi sát sao sự dịch chuyển và hình hài của EU sau khi Anh rời khỏi liên minh này. Dưới nhiều góc độ, Đức không hề thích khi nhìn bức tranh này.
Một điều gây lo ngại là nước nào sẽ đóng góp tài chính, lấp vào khoản thiếu hụt ngân sách của EU khi Anh rời khỏi khối này? Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng Đức sẽ là nước phải gánh chịu phần đóng góp này.
Lo lắng về ngân sách cho EU đã đưa ra một khung cửa sổ hẹp về cơ hội cho nước Anh tại các cuộc đàm phán Brexit. Nước Anh có thể phải chi một khoản tiền đóng góp tài chính hào phóng cho “cuộc ly dị” của mình để đổi lấy thiện chí của EU - một thỏa thuận được cho là phải dùng tiền để mua quyền được vào thị trường EU.
Việc giành được chiến thắng trong mặc cả cho thỏa thuận đóng góp tài chính sẽ là một thách thức chính trị và kỹ thuật vô cùng lớn. Cả Anh và EU cuối cùng cần xem lại ý tưởng rằng họ phải làm việc cùng nhau vì quyền lợi của cả hai bên.
Cách tư duy “hai bên cùng thua thiệt” hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng cay đắng không thể tránh khỏi cho cả hai bên, sau đó chuyển thành leo thang căng thẳng. Khẩu hiệu “cả hai cùng chiến thắng” có thể là một lời nói sáo rỗng, nhưng đó là cách tốt hơn để nhìn thế giới hiện nay.
Thoả thuận ly hôn “cắt cổ” Hai năm cho các cuộc thương lượng về sự ra đi của nước Anh khỏi mái nhà chung châu Âu đã bắt đầu. Nhưng có ... |
Báo Anh: Tiến trình đàm phán Brexit ẩn chứa nhiều chông gai Tờ The Guardian ngày 20/3 đưa ra nhận định, tiến trình Brexit sẽ ẩn chứa nhiều chông gai, buộc Thủ tướng Theresa May phải tìm ... |