Động lực mới cho nền kinh tế

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh ấn tượng của ông đối với nền kinh tế mở cửa của Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dong luc moi cho nen kinh te Để nền kinh tế tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA
dong luc moi cho nen kinh te ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong hơn 30 năm, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng hơn 30 lần. Người đứng đầu nước Mỹ đã nói về vai trò của kinh tế tư nhân và cam kết sẽ cải cách các thể chế tài chính để thúc đẩy lĩnh vực tư nhân đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế các thành viên APEC.

dong luc moi cho nen kinh te
Nguyên thủ các nền kinh tế chụp ảnh tại APEC. (Ảnh: HT)

Chúng ta đều biết nền kinh tế mở cửa của Việt Nam là kết quả của đổi mới tư duy từ Đại hội VI. Trước đó, đổi mới đã nảy mầm trên đồng đất Vĩnh Phú với mô hình “khoán hộ” của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc khuyến khích kinh tế hộ gia đình cá thể. “Khoán hộ” nảy sinh trong bế tắc của thời hợp tác hoá nông nghiệp nóng vội, tập thể hóa tràn lan. Ở Vĩnh Phú ngày ấy, nông dân vẫn hay so sánh hợp tác xã với ổ gà ấp. Gà mẹ chỉ đủ sức ấp mươi trứng lại bắt ấp mấy chục quả, tài nào mà chẳng hỏng, chẳng ung. Hợp tác xã toàn xã lớn đến nỗi xã viên đi họp như đi mít tinh, chẳng ai biết ai. Làm ăn tập thể kiểu “cha chung không ai khóc” giúp người lười có chỗ dựa càng lười thêm, người chăm rồi cũng biến thành lười vì động cơ lao động đã bị triệt tiêu. Mô hình “khoán hộ” khuyến khích hộ gia đình cá thể làm nhiều thì hưởng nhiều đã cởi trói cho nông nghiệp, tháo gỡ được bế tắc trong tư duy của lãnh đạo toàn tỉnh.

Từ ruộng chung hợp tác chó chạy hở đuôi, chuyển sang “khoán hộ”, lúa tốt bời bời. Chỉ một năm sau “khoán hộ”, sản lượng thóc tăng tới 22 vạn tấn, điều chưa từng xảy ra trên đồng đất quê hương Vĩnh Phú. Cây nghị quyết của Tỉnh uỷ đã ra quả như vậy.

Cách đây mấy chục năm, tư duy vượt trước thời đại của “ông khoán hộ” Kim Ngọc là điều bất thường, bởi mọi người sợ rằng “khoán hộ” dẫn tới làm ăn tư nhân, cá thể, đi ngược lại con đường tập thể. Sau khi “khoán hộ” của Kim Ngọc ở Vĩnh Phú phải dừng bước, Hải Phòng còn tiếp tục “khoán chui ” được nông dân cả nước rất đồng tình ủng hộ. Năm 1988, Nghị quyết về khoán hộ được Bộ Chính trị chính thức ban hành (gọi là “khoán 10”). Và cũng kỳ diệu như ở Vĩnh Phú cuối những năm 1960, chỉ hai năm sau thực hiện “khoán 10”, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.

Trên thế giới cũng vậy, kinh tế tư nhân phát triển từ kinh tế cá thể, rồi lớn mạnh nhanh chóng gắn liền với nền kinh tế thị trường. Chỉ sau mấy trăm năm, Chủ nghĩa Tư bản với vai trò hàng đầu của kinh tế tư nhân, đã tạo ra một lượng của cải vật chất khổng lồ, bằng tổng số của cải mà loài người đã tạo ra suốt mấy ngàn năm trước đó.

Từ xa xưa, ở nước ta, dân gian vẫn có câu “đất của vua, chùa của làng”. Nhưng trước nguy cơ giặc Nguyên Mông lăm le xâm lược bờ cõi, Thái sư Trần Thủ Độ đã ban hành chính sách bán ruộng công điền cho các hộ dân, khuyến khích việc cấy trồng trong cả nước. “Thực túc binh cường”, bài học giữ nước xưa của ông cha, hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (khóa XII) của Đảng ta vừa ban hành đã khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam khẳng định kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng.

Trước cộng đồng 2.000 doanh nghiệp trong nước và thế giới tham dự APEC 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tập trung vào cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy pháp quyền, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Đó là cam kết của Việt Nam để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hội nhập thành công trong giai đoạn tới.

dong luc moi cho nen kinh te Triển lãm tranh ghép gốm chân dung lãnh đạo các nền kinh tế APEC

Đây là bộ tranh được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm quà tặng cho lãnh đạo các nền kinh tế APEC 2017.

dong luc moi cho nen kinh te Nữ nghệ nhân tiết lộ bí quyết chọn món thết đãi lãnh đạo APEC

Thực đơn bữa trưa tại Hội nghị cấp cao APEC ngày 11/11 gồm những món đặc trưng cho tinh hoa ẩm thực Việt.

dong luc moi cho nen kinh te Tiết lộ về bộ bàn ăn lộng lẫy phục vụ dạ tiệc APEC 2017

Dạ tiệc chiêu đãi lãnh đạo 21 nền kinh tế tham gia Hội nghị APEC 2017 tại Đà Nẵng tối 10/11 đã để lại nhiều ...

Dư Hồng Quảng

Bài viết cùng chủ đề

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Phiên bản di động