TIN LIÊN QUAN | |
Thương nhớ thời bao cấp | |
Ra mắt sách chăm sóc và bảo vệ gấu ở Việt Nam |
Tham dự buổi tọa đàm có Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ, Tiến sĩ văn học Nguyễn Thanh Tâm, cùng nhiều khách mời yêu thích sách của tác giả Đinh Hùng.
Phát biểu trong buổi tọa đàm, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết, Đinh Hùng (1920 - 1967) là một nhà thơ thời tiền chiến. Ông đã để lại những dấu ấn đặc biệt trên nền trời thơ ca Việt Nam, cũng như trong tâm trí bạn đọc với những câu thơ trau chuốt, gọt giũa.
Các diễn giả tại lễ ra mắt tác phẩm "Đốt lò hương cũ" của cố thi sĩ Đinh Hùng. (Ảnh: Nhật Linh) |
Ngoài ra, Đinh Hùng còn được nhắc đến chủ yếu với tư cách một thi sĩ lãng mạn, tác giả hai tập thơ Mê hồn ca (1954) và Đường vào tình sử (1961). Bên cạnh sáng tác thơ, ông cũng viết rất nhiều tác phẩm văn xuôi đặc sắc, trong số đó phải kể đến hai tác phẩm: Cô gái gò Ôn Khâu và Người đao phủ thành Đại La. Những tác phẩm dạng tùy bút, hồi ký của ông cũng vô cùng nổi bật và Đốt lò hương cũ là một trong số đó.
“Sau khi Đinh Hùng mất 4 năm, Đốt lò hương cũ được in lần đầu ở Sài Gòn vào cuối năm 1971 và đầu năm 1972 mới chính thức được phát hành. Từ đó đến nay, đã gần nửa thế kỷ trôi qua, tác phẩm được tái bản lần đầu và để lại tiếng vang lớn đối với những người yêu thơ, văn Việt Nam”, ông Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh.
Nói về tác phẩm Đốt lò hương cũ, Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ chia sẻ, cuốn sách viết về những hình bóng đã qua trong cuộc đời thi sĩ Đinh Hùng. Trong đó, có những bậc tiền nhân như Nguyễn Du, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Tản Đà, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Phạm Hầu… Tác phẩm tổng hợp 14 bài viết của Đinh Hùng, được viết trong khoảng 10 năm, từ 1954 đến 1964, sau khi Đinh Hùng di cư vào Nam và phụ trách mục Tao Đàn trên Đài phát thanh Sài Gòn.
Cuốn sách "Đốt lò hương cũ" của Đinh Hùng viết về hình bóng những văn nhân một thời. (Nguồn: Zing) |
Các bài viết trong Đốt lò hương cũ được chia làm 3 nhóm chính: Những bài mang tính chất hồi ức, nhớ về những kỷ niệm với các bạn hữu văn chương; Các bài mang tính chất phê bình văn học hoặc nửa phê bình nửa chân dung; Bài mang dáng dấp của phong cách tản văn, tùy bút.
“Tiếp cận với tác phẩm, người đọc dường như được thưởng thức bản nhạc qua văn phong của Đinh Hùng - một cảm giác ma mị, rợn ngợp và điêu linh như ngàn con sóng đang ào tới”, TS. Đỗ Anh Vũ chia sẻ.
Đây được xem là tác phẩm cuối cùng của cố thi sĩ Đinh Hùng. Trong từng trang sách, đâu đó xuất hiện những lời tiếc thương dành cho những người đã khuất. Dù đã đi xa nhưng với Đinh Hùng, họ vẫn sống mãi trong tâm trí ông và những người còn sống.
Thương nhớ thời bao cấp Thời bao cấp đã đi qua nhưng vẫn đọng lại cả một miền ký ức nhiều màu sắc. Tại cuộc tọa đàm ra mắt cuốn ... |
Thang Trần Phềnh và thế giới nghệ thuật bí hiểm đầy thú vị Sắp tới, tại Hà Nội (ngày 19/8) và TP. Hồ Chí Minh (ngày 26/8 và 15/9) sẽ diễn ra các sự kiện ra mắt cuốn ... |
Điểm đến cuộc đời Đó là tên của chuỗi hoạt động trao đổi nghệ thuật và văn học thú vị được truyền cảm hứng bởi cuốn sách sâu sắc ... |