Đột phá theo Nghị quyết 57: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài

Nghị quyết 57 cho thấy quyết tâm tạo xung lực mới, khí thế mới và sự đồng lòng, quyết tâm trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đột phá theo Nghị quyết 57: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài
Nghị quyết số 57-NQ/TW nêu rõ, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia. (Nguồn: VGP)

Cột mốc định hướng chiến lược

Các mục tiêu đề ra cho năm 2030, tầm nhìn 2045 được đưa ra trong Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thể hiện quyết tâm rất cao của Việt Nam để trở thành nước có tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao năm 2030, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Đây là khẳng định của ông Nguyễn Đức Minh, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Trưởng đại diện Khoa học và Công nghệ tại Nhật Bản.

Theo ông Nguyễn Đức Minh, việc đặt ra các mục tiêu, tầm nhìn cao một phần dựa trên năng lực hiện tại và tiềm năng phát triển của Việt Nam cũng đặt ra các yêu cầu đột phá trong cách thức triển khai để khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số bước vào giai đoạn phát triển nhanh, phát triển trước tạo tiền đề, nền tảng cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, cùng đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển đất nước.

Các mục tiêu khả thi trước mắt có thể đạt được thông qua tăng tốc đầu tư vào hạ tầng số, công nghệ số, công nghiệp số, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) từ nhà nước song song với thu hút đầu tư cho R&D từ khu vực tư nhân, đặc biệt là từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; đẩy mạnh tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ngoài các thách thức như đã được chỉ ra về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, bối cảnh quốc tế đang biến động nhanh, khó lường khi các nước phát triển và mới nổi cũng đang đẩy mạnh đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số, cạnh tranh bá chủ công nghệ toàn cầu diễn ra gay gắt cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đề ra.

Điều này yêu cầu Việt Nam cần quyết tâm cao hơn, triển khai nhanh hơn, quyết liệt hơn, có cách thức giải quyết đột phá theo kịp xu hướng phát triển của thế giới và có điều chỉnh phù hợp, kịp thời với tình hình phát triển trong nước.

Bên cạnh đó, Nghị quyết đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng để thúc đẩy liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp nhằm thu được kết quả tốt nhất từ chuỗi “đầu tư - nghiên cứu - thương mại hoá”.

Theo đó, với vai trò là nhà đầu tư nguồn lực ban đầu, Nhà nước cấp kinh phí cho nghiên cứu thông qua cơ chế quỹ, tạo sự linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải ngân kinh phí. Đối với khâu nghiên cứu, cơ chế khoán chi đối với các nghiên cứu giúp nhà khoa học tập trung vào “khâu nghiên cứu” để đạt kết quả tốt nhất.

Cùng với đó, cơ sở nghiên cứu (gồm cả người làm nghiên cứu) được hưởng thành quả từ kết quả nghiên cứu cho chính mình làm ra. Về thương mại hoá, cơ chế thử nghiệm sandbox cho phép các doanh nghiệp và nhà khoa học thử nghiệm công nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh mới trong môi trường được Nhà nước giám sát.

Đây sẽ là chính sách hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp nhận chuyển giao, thương mại hóa công nghệ tiến tiến trên thế giới. Các nhà khoa học đóng vai trò không thể thiếu trong việc nâng cao năng lực tiếp thu, giải mã, làm chủ công nghệ cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có cơ chế đặt hàng và giao bài toán lớn cho các doanh nghiệp lớn, làm chủ công nghệ chiến lược, cơ chế thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo để hình thành các kỳ lân trong tương lai, cơ chế ưu đãi khi đầu tư cho R&D… sẽ là những cơ chế thúc đẩy hiệu quả chuỗi liên kết giữa nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực quan trọng trong kỷ nguyên mới

Đột phá theo Nghị quyết 57: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản, tháng 4/2024. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Nhật Bản)

Đề cập đến việc giới sinh viên, trí thức trẻ Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản có thể có đóng góp cho công cuộc phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở Việt Nam, ông Nguyễn Đức Minh khẳng định trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực có trình độ cao, đang trực tiếp làm việc, nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp uy tín nước ngoài.

Họ sẽ có đóng góp quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở Việt Nam thông qua giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thậm chí tham gia vào công tác quản lý liên quan đến chuyên môn.

Tại Nhật Bản, cộng đồng Việt Nam hiện có hơn 600.000 người, trong đó có nhiều chuyên gia, trí thức đã gắn bó với Nhật Bản nhiều năm. Đặc biệt trong hơn 20 năm qua, đội ngũ chuyên gia, trí thức ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đang nắm giữ những vị trí quan trọng như giáo sư, trưởng Lab nghiên cứu, trưởng bộ phận nghiên cứu của trường đại học danh tiếng, doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật Bản.

Có thể chia đội ngũ chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản thành 2 nhóm: một là nhóm trực tiếp (về Việt Nam dài hạn) và nhóm còn lại là gián tiếp (tức tiếp tục làm việc ở nước ngoài).

Đẩy mạnh thu hút trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài

Đột phá theo Nghị quyết 57: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài
Tham tán, Trưởng đại diện Khoa học và Công nghệ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Đức Minh. (Nguồn: TTXVN)

Để khuyến khích giới sinh viên, trí thức trẻ Việt Nam cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước, ông Nguyễn Đức Minh đã đưa ra một số khuyến nghị sau:

Đối với nhóm trực tiếp về Việt Nam dài hạn, Chính phủ và khu vực tư nhân cần có yêu cầu cụ thể, đưa ra vị trí việc làm cần thu hút, tuyển dụng chuyên gia, người Việt Nam giỏi ở nước ngoài tham gia, gắn liền với đó là các cơ chế chính sách ưu đãi và thuận lợi về môi trường nghiên cứu, làm việc, quyền tự chủ, cơ chế tài chính - đầu tư cho nghiên cứu, trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, tôn vinh và khuyến khích tinh thần tự hào dân tộc.

Đối với nhóm gián tiếp - những người tiếp tục ở lại nước ngoài, là cầu nối quan trọng trong việc gắn kết các nguồn lực trong và ngoài nước, cần để họ tham gia công tác đào tạo như trực tiếp tiếp nhận sinh viên Việt Nam, hoặc giới thiệu các cơ sở đào tạo chất lượng cao, tham gia tư vấn chiến lược chính sách - giải mã công nghệ cho Việt Nam. Họ cũng sẽ là cầu nối hợp tác quốc tế với các mối quan hệ quốc tế sẵn có trong mạng lưới chuyên ngành.

Chính phủ, doanh nghiệp cần có chính sách thu hút ngắn hạn, theo giai đoạn, theo chuyên đề, tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khai thác các mạng lưới hợp tác quốc tế để thu hút thêm nguồn lực mới cho hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Theo ông Nguyễn Đức Minh, nhóm trực tiếp sẽ hiệu quả hơn, trong khi nhóm gián tiếp vẫn có hiệu quả dài hạn, theo giai đoạn, theo chuyên đề và khi nào đó chín muồi, nhóm gián tiếp sẽ chuyển thành trực tiếp.

Tham tán, Trưởng đại diện Khoa học và Công nghệ tại Nhật Bản Nguyễn Đức Minh khẳng định, Nghị quyết 57 đã tạo cột mốc định hướng chiến lược, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, rút ngắn khoảng cách công nghệ và trình độ với các quốc gia phát triển, cho thấy quyết tâm chính trị của lãnh đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới và sự đồng lòng, quyết tâm trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nghị định 179/NĐ-CP: Giải bài toán 'chảy máu chất xám', trao quyền cho người tài phát huy năng lực

Nghị định 179/NĐ-CP: Giải bài toán 'chảy máu chất xám', trao quyền cho người tài phát huy năng lực

Nghị định số 179/2024/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, đặt người giỏi ...

Thái Nguyên xác định 'đột phá của đột phá', đi sớm, đi trước mở đường cho phát triển

Thái Nguyên xác định 'đột phá của đột phá', đi sớm, đi trước mở đường cho phát triển

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, Thái Nguyên đã đề ra nhiều giải pháp để ...

Cần chiến lược tổng thể phân bổ nguồn lực cho phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam

Cần chiến lược tổng thể phân bổ nguồn lực cho phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam

Để chuyển đổi năng lượng xanh thành công, theo các chuyên gia, Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể để phân bổ và ...

Nghị quyết 57 - Tiếp sức khát vọng của kiều bào: Nguồn lực mở cho đổi mới sáng tạo (Kỳ I)

Nghị quyết 57 - Tiếp sức khát vọng của kiều bào: Nguồn lực mở cho đổi mới sáng tạo (Kỳ I)

Từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đến Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại hơn 20 quốc gia, tinh ...

Nghị quyết 57 - Tiếp sức khát vọng của kiều bào: Bài toán thử thách và lời giải thực tiễn (Kỳ II)

Nghị quyết 57 - Tiếp sức khát vọng của kiều bào: Bài toán thử thách và lời giải thực tiễn (Kỳ II)

Được xác định là kim chỉ nam cho đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới, Nghị quyết 57 của Bộ ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam tại Brazil: Đại thắng Xuân 1975 là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa của nhân loại

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam tại Brazil: Đại thắng Xuân 1975 là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa của nhân loại

Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là kết quả của khát vọng hòa bình, ý chí độc lập, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn ...
HLV Arteta: Arsenal có cơ hội lớn vào chung kết Champions League

HLV Arteta: Arsenal có cơ hội lớn vào chung kết Champions League

Bất chấp thất bại ở lượt đi, HLV Arteta vẫn khẳng định Arsenal đang nắm cơ hội lớn để góp mặt ở chung kết Champions League.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 1/5/2025, Lịch vạn niên ngày 1 tháng 5 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 1/5/2025, Lịch vạn niên ngày 1 tháng 5 năm 2025

Lịch âm 1/5. Lịch âm hôm nay 1/5/2025? Âm lịch hôm nay 1/5. Lịch vạn niên 1/5/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2025: Tuổi Tý chi tiêu hạn chế

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2025: Tuổi Tý chi tiêu hạn chế

Xem tử vi 1/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 1/5/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nissan Navara ưu đãi mạnh tại đại lý, cạnh tranh Ford Ranger

Nissan Navara ưu đãi mạnh tại đại lý, cạnh tranh Ford Ranger

Một đại lý Nissan tại TP.HCM đang áp dụng chương trình khuyến mãi cho dòng bán tải Nissan Navara, với mức ưu đãi lên tới 90 triệu đồng so với ...
Thành phố Hồ Chí Minh ngày đại lễ - Điểm hẹn của những câu chuyện mới

Thành phố Hồ Chí Minh ngày đại lễ - Điểm hẹn của những câu chuyện mới

Thành phố Hồ Chí Minh ngập tràn sắc cờ đỏ, rộn ràng trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Hội nghị thượng đỉnh do IEA tổ chức tạo sự thống nhất về cách tiếp cận tổng thể với an ninh năng lượng, giúp các nước chuẩn bị tốt hơn trước biến động toàn cầu.
Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Việc Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí laser nội địa có khả năng bắn hạ UAV là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động