Bên trong một nhà máy sản xuất xe điện tại Hải Phòng. (Nguồn: Getty Image) |
Sản xuất nông nghiệp và dịch vụ duy trì đà tăng trưởng tốt. Ngành công nghiệp đạt mức tăng 11,2% trong tháng Bảy so với cùng kỳ và 8,5% trong bảy tháng đầu năm, trong đó sản xuất và công nghiệp chế biến tăng 9,5%. Chỉ số PMI tháng Bảy đạt 54,7 điểm, đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp trên mốc 50 điểm, cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục cải thiện.
Ngoài ra, động lực tăng trưởng ở phía cầu cũng có sự phục hồi tích cực. Tổng vốn FDI đăng ký bảy tháng đầu năm vượt mốc 18 tỷ USD, trong khi FDI giải ngân đạt xấp xỉ 12,6 tỷ USD, mức tăng tương ứng 10,9% và 8,4% so với cùng kỳ. Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với cùng kỳ tăng 9,4% trong tháng Bảy và tăng 8,7% trong bảy tháng đầu năm.
Chỉ số CPI tháng Bảy tăng 0,5% so với tháng trước, tương ứng mức tăng 4,4% so với cùng kỳ, nguyên nhân đến từ yêu tố nền thấp của năm trước, mức lương cơ sở tăng và việc điều chỉnh giá của một số mặt hàng, dịch vụ; đặc biệt là chi phí bảo hiểm y tế. Chỉ số CPI bảy tháng đầu năm tăng 4,12% so với cùng kỳ, nằm trong khoảng mục tiêu mà Quốc hội đề ra.
Trong những tháng còn lại của năm 2024, lạm phát được kỳ vọng sẽ điều chỉnh giảm nhẹ do không còn hiệu ứng nền thấp của năm trước, trung bình lạm phát cả năm dự kiến đạt khoảng 4% và vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát.
Trong bối cảnh đồng USD hạ nhiệt, phản ánh dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong các kỳ họp tới, cùng với việc lạm phát trong nước được kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian tới.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất trên thị trường mở (OMO) và lãi suất tín phiếu 25 điểm cơ bản vào tuần đầu tháng Tám, sau khi tăng hai lần với tổng 50 điểm cơ bản kể từ tháng Tư. Theo các chuyên gia, đây là minh chứng rõ ràng cho cam kết của Ngân hàng Nhà nước trong mục tiêu ổn định lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Mặc dù thị trường tài chính toàn cầu có biến động trong thời gian gần đây, Dragon Capital cho rằng, các tác động tới kinh tế Việt Nam sẽ không lớn và chỉ mang tính chất tạm thời.
| WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của Ngân hàng thế giới (WB) ghi nhận, tình hình kinh tế đang ... |
| Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam Trong 49 năm qua, kể từ khi thống nhất đất nước (tháng 4/1975), trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ... |
| Kinh tế Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi của xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài Sáng 17/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà ... |
| Chuyên gia Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam giữ đà phục hồi rất khả quan Ngân hàng Standard Chartered dự báo, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% so với cùng ... |
| Chuyên gia chỉ rõ yếu tố thể hiện Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường Giảng viên cấp cao chuyên ngành kinh tế tại Đại học Deakin (Australia), TS. Công Phạm khẳng định, nếu tính đến tốc độ cải tổ ... |