TIN LIÊN QUAN | |
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Bài học của Thụy Điển | |
Tiền đang chảy về đâu? |
Điều này đã khiến nhiều ngân hàng trung ương lớn thế giới đang có kế hoạch chấm dứt chính sách tín dụng nới lỏng, cho vay với lãi suất thấp hiện nay. Đặc biệt, ngày 26/10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
Viện Tài chính quốc tế (IIF) cho biết một số nước mới nổi trên thế giới đang đứng trước những thách thức lớn vì đã vay nợ ồ ạt bằng những ngoại tệ mạnh như đồng Euro hoặc USD. Trong tổng số nợ khổng lồ 226.000 tỷ USD trên, số nợ cần phải trả hoặc đáo hạn từ nay tới cuối năm 2018 của các nước đang phát triển lên tới 1.700 tỷ USD, trong khi các nước này không được bảo đảm sẽ được hưởng những điều kiện vay với lãi suất thấp.
Tổng số nợ của thế giới có thể lên tới con số kỷ lục. (Nguồn: Euro Exchange Rate News) |
Những khoản nợ bằng ngoại tệ mạnh của những nước mới nổi đã vượt quá con số 8.200 tỷ USD, tức gần 15% tổng dư nợ của các nước đang phát triển toàn cầu.
Theo IIF, mặc dù có sự giảm đôi chút về tốc độ tăng nợ toàn cầu, nhưng số nợ của Trung Quốc lại tăng nhanh. Chỉ riêng năm 2016, các khoản nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng thêm 660 tỷ USD, cao hơn nhiều so với nợ của Mỹ trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 hoặc hơn của Nhật Bản trước cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1991.
Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng căng thẳng về nợ cũng tăng mạnh, nhất là ngày càng gặp khó khăn trong thanh toán nợ và lãi suất do các khoản vay tư nhân tăng cao, vượt rất nhiều so với năm 2010. Riêng tại Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, số nợ của các doanh nghiệp đã chiếm hơn 20% tổng số nợ công và tỷ lệ này ở Trung Quốc là gần 16%.
Về các nước phát triển, số nợ công ở Canada, Đức và Pháp đang có chiều hướng tăng lên nhưng tại Nhật Bản và Anh lại có dấu hiệu cải thiện.
“Áp thấp” nợ nần đổ bộ thế giới Tám năm đã trôi qua, bài học cay đắng về kiểm soát vay nợ của một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước ... |
Người Mỹ đã “ngán” vay tiêu dùng Số liệu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố ngày 8/9 cho thấy, tổng mức dư nợ tín dụng tiêu dùng tại ... |
Làn gió mới cho thị trường Nam Phi Cho dù nội các của Tổng thống Nam Phi mới đắc cử - Jacob Zuma - vẫn đang đứng trước nhiều thử thách to lớn, ... |