Tại phiên thảo luận, các đại biểu cơ bản nhất trí với với dự thảo Luật Cảnh sát cơ động và Báo cáo thẩm tra dự án luật, cho rằng dự thảo luận đã khắc phục được những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, đồng thời phù hợp với yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.
Tuy nhiên, theo các đại biểu, việc xây dựng nội dung Luật phải thống nhất, phù hợp với Luật Công an nhân dân cũng như các bộ luật liên quan khác.
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến Quốc hội về dự án Luật Cảnh sát cơ động sáng 26/10. |
Tránh chồng chéo, trùng lắp
Đoàn Thị Thanh Mai (tỉnh Hưng Yên) cho rằng, việc xây dựng Luật Cảnh sát cơ động là cần thiết nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng công an nhân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của cảnh sát cơ động, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân trong tình hình mới.
Về nhiệm vụ của cảnh sát cơ động, đại biểu đề nghị dự thảo luật cụ thể căn cứ, điều kiện, trình tự thủ tục, thẩm quyền quy định, nhất là những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân.
Theo đại biểu, dự thảo luật quy định cảnh sát cơ động sử dụng biện pháp vũ trang và tuần tra, khảo sát, kiểm soát, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, chưa rõ nhiệm vụ này có chồng lấn với nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam, Cục Cảnh sát biển Việt Nam hay nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ Quốc phòng hay không?
Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung quy định cụ thể về phạm vi thực hiện nhiệm vụ và nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ của cảnh sát cơ động trong tương quan với các lực lượng khác.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng phát biểu từ đầu cầu Quảng Trị. |
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (từ điểm cầu Quảng Trị), cũng cho rằng việc xây dựng nội dung Luật phải thống nhất, phù hợp với Luật Công an nhân dân cũng như các bộ luật có liên quan khác nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần làm rõ “đặc thù”, “đặc biệt” và “tinh nhuệ” của lực lượng cảnh sát cơ động với các lực lượng khác của Công an nhân dân và chỉ hướng đến vấn đề có tính đặc thù. “Xác định đúng vị trí địa vị pháp lý, tính khác biệt của cảnh sát cơ động có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối, dẫn dắt toàn bộ nội dung dự án Luật”, đại biểu nói.
Về phối hợp với cảnh sát cơ động, đại biểu cho rằng cần xác định nội dung do cảnh sát cơ động chủ trì, nội dung phối hợp và làm rõ quan hệ phối hợp giữa cảnh sát cơ động với các lực lượng Công an nhân dân, với các lực lượng chức năng khác có liên quan, với chính quyền địa phương các cấp.
Trong khi đó, Đại biểu Trần Đình Văn ( đoàn Lâm Đồng) cho rằng, dự thảo cơ bản khắc phục được những hạn chế, bất cập sau 8 năm thi hành Pháp lệnh cảnh sát cơ động. Tuy nhiên, việc xác định cảnh sát cơ động, lực lượng chuyên trách nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự xã hội cần được rà soát kỹ một mặt bảo đảm phản ánh đúng vị trí, chức năng, đặc thù của cảnh sát cơ động so với lực lượng khác trong Công an nhân dân, mặt khác, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự xã hội
Cũng theo đại biểu, về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động cảnh sát cơ động, các quy định trong dự thảo cần được rà soát kỹ, bảo đảm hài hòa giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
àm rõ "tình huống cấp bách"
Góp ý về Khoản 5, Điều 10 quy định cảnh sát cơ động có quyền huy động người, phương tiện, thiết bị của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp cấp bách theo quy định tại Điều 17 của luật này và pháp luật liên quan, đại biểu Trần Đình Chung (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, "cần quy định cụ thể các trường hợp như thế nào là cấp bách tại Luật này”.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) phát biểu. |
Trong khi đó, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương), dự thảo Luật Cảnh sát cơ động có quy định những chế độ chính sách cho cảnh sát cơ động nhưng chưa rõ ràng về chính sách đặc thù, còn chung chung giống như các lực lượng trong công an nhân dân. Đồng thời, chưa thấy chế độ ưu tiên thực sự khác biệt như các lực lượng khác trong việc xây dựng luật về cảnh sát cơ động về con người, tổ chức và cơ sở vật chất, do đó cần bổ sung làm rõ nội dung này.
Đại biểu Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung để làm rõ thẩm quyền huy động người, phương tiện, thiết bị của cảnh sát cơ động trong trường hợp cấp bách.
Cụ thể: trường hợp nào được hiểu là cấp bách; tính chất, mức độ, phạm vi huy động người, phương tiện, thiết bị của cảnh sát cơ động. Bởi vì, huy động người, phương tiện, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát cơ động trong trường hợp cấp bách là hết sức cần thiết, nhưng đây là nội dung liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, quyền tài sản. Do đó, cần phải có quy định thật cụ thể và rõ ràng.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị bổ sung một khoản quy định giao cho Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Khoản 3, Điều 17 vì việc huy động người, phương tiện, thiết bị của cảnh sát cơ động là cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
| Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi): Khơi thông các điểm nghẽn; đảm bảo cân đối, hài hòa Nhận xét chung về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), phát biểu thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình ... |
| Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục thảo luận về công tác tư pháp và phòng, chống tham nhũng Ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về: Các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ... |
| Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: 13 Tờ trình và Báo cáo quan trọng trong ngày làm việc thứ 4 Hôm nay, 23/10, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 4 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của ... |