Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) tăng quyền tiếp cận thông tin lưu trữ cho người dân. (Ảnh: Quang Duy) |
Sáng nay (29/12) tại Hà Nội, Liên Hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Hội thảo với sự tham dự đại diện của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Cục Văn thư lưu trữ, Bộ Nội vụ cùng các chuyên gia, nhà khoa học đến từ một số Hiệp hội, các đơn vị thành viên của Liên Hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp hội Việt Nam).
Tài liệu lưu trữ chính là nguồn sử liệu hết sức quý giá, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước, của mỗi cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Do vậy, tài liệu lưu trữ phải được lựa chọn, sắp xếp bảo quản, khai thác, sử dụng, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký Liên Hiệp hội Việt Nam cho biết: Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Lưu trữ hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhất là với các chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước về tăng cường ứng dụng thông tin (trong đó có lĩnh vực lưu trữ), đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử để tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản ký nhà nước.
Do vậy, Chính phủ đã đề nghị và Quốc hội đã đồng ý đưa dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã xem xét cho ý kiến lần đầu và dự kiến sẽ xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (vào tháng 5/2024).
Ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Hồng Lê) |
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Chinh, Thành viên Tổ biên tập dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) - Bộ Nội vụ) cho biết, có 5 điểm mới trong dự thảo Luật Lưu trữ trong đó đáng chú ý, dự thảo Luật đã phân định rõ thẩm quyền quản lý tài sản lưu trữ và dữ liệu lưu trữ, phông lưu trữ, thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ cá nhân; Lưu trữ Tư nhân; quyền tiếp cận thông tin lưu trữ của người dân; quy định về kho lưu trữ số; khái niệm…
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Lưu trữ Việt Nam cho hay, những căn cứ để xây dựng dự án Luật sửa đổi lần này khá đầy đủ và rõ ràng, đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về lưu trữ, đổi mới trong hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ. Đồng thời, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay cũng như ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế.
Đưa ra góp ý, ông Giới đề xuất, Ban soạn thảo cần bổ sung đối tượng áp dụng vào trong Luật, cũng cần lưu trữ truyền thống thay vì chỉ lưu trữ số bởi chính sách của Nhà nước là phải “Xây dựng nền lưu trữ Việt Nam hiện đại, ngang tầm thế giới đáp ứng yêu cầu Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số” chứ không nên chỉ chú trọng xây dựng nền lưu trữ số Việt Nam hiện đại mà ít quan tâm đến lưu trữ truyền thống (bằng tài liệu giấy, các vật mang tin khác) có từ hàng vài trăm năm nay.
| Cần có chính sách bảo đảm lợi ích của nhà khoa học Các chuyên gia cho rằng, cần phải có chính sách đảm bảo lợi ích của nhà khoa học, để họ có thể sống đàng hoàng, ... |
| Sẵn sàng hành trang cho kỹ sư Việt Nam 'ra biển lớn' Tham gia đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN hay APEC mang lại khá nhiều cơ hội cho kỹ sư, các cơ sở đào tạo ... |
| Năm 2024, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ có nhiều đổi mới trong đào tạo Tại Hội nghị thường niên năm 2023 diễn ra ngày 22/12, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã xác định các nhiệm vụ ... |
| 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2023 Ngày 25/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện ... |
| Nhờ tư duy mở và tinh thần tự lập, dám nghĩ dám làm, thế hệ Gen Z dễ dàng vượt qua được các khuôn khổ ... |