Dân số Nhật Bản giảm nhanh nhất trong lịch sử | |
Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ tư tại Australia |
Thưa bác sĩ, được biết chủ đề của ngày Dân số thế giới năm nay là "Kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao vị thế con người và phát triển đất nước phồn vinh”, xin ông chia sẻ thêm về nội dung, ý nghĩa của thông điệp này?
Có thể nói, thông điệp của ngày Dân số Thế giới năm nay có một ý nghĩa rất quan trọng. Đó là chung tay xây dựng sáng kiến về kế hoạch hóa gia đình đến năm 2020, trong đó tập trung vào việc mở rộng, cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện cho nhiều triệu phụ nữ và trẻ em gái tính đến thời điểm năm 2020.
Bên cạnh đó, trọng tâm của mô hình mới là đẩy mạnh, tiếp tục phổ biến dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, trong đó bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình.
Bác sĩ Mai Xuân Phương. (Ảnh: NVCC) |
Một ý nghĩa hết sức quan trọng nữa, chính kế hoạch hóa gia đình giúp con người thừa nhận họ là chủ thể trong quá trình phát triển của chính mình chứ không phải người có vai trò thụ động như trước nữa. Người dân không còn ngồi chờ được cung cấp dịch vụ mà bây giờ chính họ cần được cung cấp thông tin và được trao quyền, nâng cao vị thế cho chính mình.
Vì vậy, sự tham gia của họ là một yếu tố then chốt, không chỉ đảm bảo tính sở hữu với chương trình mà chính họ còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì tiến độ của chương trình này. Đó là ý nghĩa của kế hoạch hóa gia đình đối với người dân thế giới nói chung và đối với người dân Việt Nam nói riêng.
Để cho thông điệp này thực sự hiệu quả, chúng ta cần phải có những định hướng và biện pháp gì, thưa ông?
Ngành dân số tại Việt Nam đã phát triển qua ba giai đoạn. Đó là giai đoạn “Dân số - kế hoạch hóa gia đình”, giai đoạn “Dân số - sức khỏe sinh sản” và hiện nay là “Dân số và phát triển”. Vì vậy, kế hoạch hóa gia đình có một vai trò quan trọng trong thời gian sắp tới, giúp cho việc xóa đói giảm nghèo, có điều kiện chăm sóc phụ nữ và trẻ em tốt hơn.
Không chỉ vậy, việc đẩy mạnh việc kế hoạch hóa gia đình giúp mở rộng sự lựa chọn cũng như xóa bỏ rào cản cho hàng triệu phụ nữ, giúp họ có cơ hội lựa chọn, tự quyết định được kế hoạch sinh sản. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có cơ hội tiếp cận với nhiều biện pháp kế hoạch hóa gia đình, trong đó có kế hoạch hóa bằng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Thứ hai, kế hoạch hóa gia đình giúp người dân có sức khỏe tốt hơn, cuộc sống hạnh phúc hơn, tránh tình trạng tử vong ở phụ nữ, suy nhược cơ thể...
Vì vậy, việc định hướng sắp tới cam kết để giảm thiểu được tỉ lệ tử vong ở người mẹ trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu này nhằm xây dựng, đảm bảo việc tiếp cận, hỗ trợ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.
Một nhiệm vụ giúp nâng cao quyền con người, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới. Nâng cao vị thế và trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thực hiện đầy đủ các quyền chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho phụ nữ. Bao gồm quyền tự do quyết định số con, thời điểm sinh con và khoảng cách lần sinh... Nhưng với người Việt, việc sinh con vẫn đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm, mỗi cặp vợ chồng nên đẻ hai con.
Ông đánh giá thế nào về kết quả công tác kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam hiện nay?
Có thể nói, kế hoạch hóa gia đình của nước ta có những thành tựu đáng ghi nhận. Năm 1961, bình quân mỗi gia đình sinh 6,8 con. Nhờ làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, đến nay Việt Nam đã duy trì mức sinh thay thế bền vững mười năm nay, ở mức 2,1 con/gia đình.
Trong thời gian qua, chúng ta đã có những chính sách, hoạch định và những chương trình phù hợp. Từ đó, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực thông qua những con số biết nói. Để duy trì được mức sinh bền vững trong mười năm qua nhờ vào chính sách gia đình của Đảng và Nhà nước nói chung, của ngành dân số nói riêng.
Theo ông, làm sao để đưa chính sách dân số đến gần hơn với người dân?
Có thể nói, chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực, rất nhiều cố gắng nhưng công tác dân số trong những năm gần đây vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Trước khi có một chương trình mục tiêu quốc gia về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chúng ta còn hai chương trình mục tiêu quốc gia khác là xóa đói giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Hiện chúng ta có khoảng 175.000 cộng tác viên trong hệ thống làm công tác dân số. Thực ra, chúng ta đang đứng trước những thách thức, áp lực khi chính sách, chế độ cho những người làm công tác dân số, kinh phí hỗ trợ cho họ cũng đang có rất nhiều vấn đề tồn tại. Đồng thời, chúng ta vẫn đang đối mặt với áp lực về chiều cao, cân nặng, sức bền, thể lực, tầm vóc của người Việt trong khu vực, châu Á và thế giới.
Nếu như những thách thức này được giải tỏa về chính sách, về chế độ, về hệ thống, bộ máy tổ chức, về con người, chắc chắn chúng ta mới có thể tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay. Từ đó, công tác dân số trong thời gian tới sẽ có những cải thiện, bước đi đáp ứng được mong đợi của Đảng, Nhà nước cũng như người dân.
Nâng cao vị thế và trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thực hiện đầy đủ các quyền chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho phụ nữ. (Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo) |
Để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước, công tác kế hoạch hóa gia đình càng cần được chú trọng hơn nữa. Tham chiếu kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta có thể học hỏi được gì, thưa ông?
Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong các hoạt động về công tác dân số, có những thành quả tích cực.
Nhìn ra một số nước trong khu vực có thành tựu trong công tác chú trọng chất lượng dân số, đi đầu trong công tác dân số như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Ngay đối với Trung Quốc, hiện nay đã phải nới lỏng và chỉnh từ chính sách một con sang chính sách hai con với những hoạch định và chủ trương cụ thể.
Quay trở về thực trạng đất nước mình, chúng tôi vừa kỷ niệm 40 năm hợp tác với UNFPA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam). Có thể nói, thế giới đã có những nhìn nhận tích cực về công tác dân số của Việt Nam. Đồng thời, họ cũng hỗ trợ chúng ta về tài liệu, kinh phí, kinh nghiệm, kiến thức và các chuyên gia để giúp chúng ta kế thừa được các thành tựu của các nước trên thế giới, đồng thời phát huy được những cái sẵn có, khắc phục những bất cập hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Củng cố hệ thống y tế cơ sở để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ Tới thăm hai trạm y tế phường ở TPHCM chiều 1/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không còn là lúc bàn mà ... |
Chất lượng sức khỏe người Việt : Còn nhiều điều phải bàn Nhân ngày Sức khỏe Thế giới 7/4, Báo TG&VN đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Vũ (Phó Trưởng Khoa Ngoại ... |
Thực phẩm biến đổi gene - những điều nên biết Có hay không nguy cơ thực phẩm biến đổi gene ảnh hưởng đến sức khỏe con người về lâu dài? Báo TG&VN đã có cuộc ... |