Đưa thể thao nữ đến gần hơn với công chúng

Đỗ Linh
Các diễn giả tham dự Tọa đàm chia sẻ cởi mở với góc nhìn đa chiều về vị trí, vai trò của phụ nữ trong thể thao
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 28/3, Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức tọa đàm “Vị trí của phụ nữ trong thể thao”.

Diễn ra tại Hội trường L’Espace, Tọa đàm là một trong những chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 với chủ đề “Bình đẳng giới hôm nay, vì một ngày mai bền vững”.

Đưa thể thao nữ đến gần hơn với công chúng
Tọa đàm "Vị trí của phụ nữ trong thể thao" do Viện Pháp (Hà Nội) và UN Women phối hợp tổ chức.

Các diễn giả tham dự gồm: bà Lê Thị Hoàng Yến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Cao Huy Thọ – Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông báo Tuổi Trẻ; nhà văn Trang Hạ; bà Laurence Fischer – Đại sứ Thể thao, Bộ Ngoại giao Pháp; Bà Elisa Fernandez – Trưởng đại diện UN Women Việt Nam; tuyển thủ Huỳnh Như – đội trưởng đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam cùng với người điều phối chương trình là ông Marvin Long Đỗ.

Tại Tọa đàm, khán giả được lắng nghe những câu chuyện của các vận động viên nữ thông qua trải nghiệm thực tế của Huỳnh Như và hành trình cùng đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng tinh thần nhiệt huyết với bóng đá và sự ủng hộ to lớn của bố, chị đã chấp nhận đương đầu và vượt qua tất cả. Tấm vé tham dự World Cup 2023 chính là một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực hết mình của chị.

Cầu thủ Huỳnh Như chia sẻ câu chuyện về hành trình trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp.
Cầu thủ Huỳnh Như chia sẻ câu chuyện về hành trình trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp.

Bà Laurence Fischer khẳng định tầm quan trọng của thể thao trong cuộc sống là mang lại sự phát triển bền vững, toàn diện, giúp con người phát triển tư duy, thể chất. Bà chia sẻ thêm: “Khi chuyển sang thể thao chuyên nghiệp, tôi đã quyết tâm rất cao, đảm bảo song hành giữa thể thao và học tập. Thể thao mang lại cho chúng ta rất nhiều giá trị, sự phát triển bền vững”.

Các diễn giả cũng cùng trao đổi về các chủ đề liên quan đến phụ nữ trong thể thao như: góc nhìn của các gia đình đối với các nữ vận động viên; con đường đi tới thể thao chuyên nghiệp; những khác biệt giữa nam và nữ trong thể thao cũng như những phương pháp khuyến khích phụ nữ tham gia thể thao.

Các khán giả tham gia Tọa đàm đã có những quan điểm khác nhau về những yếu tố tác động đến khoảng cách bình đẳng giữa nam và nữ giới trong thể thao, chẳng hạn như sự quan tâm của dư luận, truyền thông dành cho các môn thể thao nam và nữ tham gia, bộ môn thể thao và nhịp độ trận đấu trên sóng truyền hình, khung thời gian công chiếu…

Diễn giả Cao Huy Thọ đưa ra quan điểm rằng thể chất và giáo dục là 2 yếu tố cần phải song hành và phải được triển khai bài bản từ sớm.

“Thể thao phải đi vào trường học trước tiên, để trẻ em chơi, trẻ em mê, để rèn luyện thân thể. Sức khỏe tốt mới là nền tảng cơ bản của thể thao, chứ không phải là số lượng huy chương, giải đấu. Và khi chúng ta thực sự giải quyết được vấn đề đó thì câu chuyện thể thao đỉnh cao của nam lẫn nữ sẽ phát triển một cách bình thường hơn”.

Bà Lê Thị Hoàng Yến phát biểu về kế hoạch hoạch định chính sách để tạo cơ hội phát triển cho các vận động viên nữ trong tương lai.
Bà Lê Thị Hoàng Yến phát biểu về kế hoạch hoạch định chính sách để tạo cơ hội phát triển cho các vận động viên nữ trong tương lai.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Lê Thị Hoàng Yến chia sẻ: “Chúng tôi đang tìm cách để thu hẹp khoảng cách này bằng chính sách thúc đẩy xã hội hóa thể thao, truyền thông tốt, ủng hộ hơn với nữ giới, mang lại sự công bằng về chính sách tốt cho thể thao nữ; giúp các nữ vận động viên đảm bảo cuộc sống, yên tâm cống hiến cho thể thao nước nhà”.

Mặc dù hiện nay đã có các mô hình liên kết với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo công việc “đầu ra” cho các nữ vận động viên sau khi nghỉ thi đấu đỉnh cao, song các mô hình này vẫn chỉ mang tính thời điểm, cá biệt, theo xu hướng chứ chưa mang tính chiến lược, bài bản.

Bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) chia sẻ về vị trí của phụ nữ trong thể thao.
Bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho rằng đã đến lúc truyền thông, báo chí cần dành một thời lượng thích hợp dành cho thể thao nữ.

Từ góc độ cơ quan bình đẳng giới của Liên hợp quốc, bà Elisa Fernandez - Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho rằng đã đến lúc truyền thông, báo chí cần dành một thời lượng thích hợp dành cho thể thao nữ, để thể thao nữ đến gần hơn với công chúng như thay đổi khung giờ phát sóng, các tin bài cập nhật về cầu thủ, trận đấu. Điều này sẽ góp phần khẳng định vai trò, vị thế của nữ giới đối với sự phát triển của thể thao.

Tọa đàm diễn ra trong hai tiếng với những chia sẻ cởi mở và góc nhìn đa chiều của các diễn giả về vị trí, vai trò của phụ nữ trong thể thao, đem đến cho khán giả cái nhìn sâu sắc hơn và khơi gợi nguồn cảm hứng, khích lệ thế hệ trẻ đến gần hơn với thể thao chuyên nghiệp.

Buổi tọa đàm đã diễn ra thành công với những quan điểm ấn tượng của các diễn giả.
Buổi tọa đàm diễn ra thành công với những quan điểm thú vị của các diễn giả.
Khai mạc Hội thảo Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Khai mạc Hội thảo Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Sáng 28/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ...

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Phụ nữ, đất nước và tình yêu

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Phụ nữ, đất nước và tình yêu

Ngày 18/3, Ban Vận động mỹ thuật và Ngoại giao văn hóa phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Triển lãm ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 24/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 24/4/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 24/4. Lịch âm hôm nay 24/4/2024? Âm lịch hôm nay 24/4. Lịch vạn niên 24/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 24/4/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng được nâng cao.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động