Đây là phiên thảo luận thứ hai trong khuôn khổ “Tọa đàm Khí hậu Hà Nội” - chuỗi các sự kiện nhằm trao đổi về các chủ đề khác nhau liên quan đến biến đổi khí hậu.
Quang cảnh tọa đàm. (Nguồn: Đại sứ quán Đức tại Hà Nội) |
Tin liên quan |
Việt Nam kết nối phát triển du lịch, điện ảnh với thành phố Los Angeles |
"Tọa đàm Khí hậu Hà Nội" cung cấp nền tảng để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức và thúc đẩy hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, cộng đồng khoa học và công chúng nói chung.
Chủ đề của phiên thảo luận nhấn mạnh vai trò quan trọng của rừng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, thúc đẩy đa dạng sinh học và hỗ trợ phát triển bền vững.
Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo các bên liên quan đến từ các bộ, ngành, cơ sở nghiên cứu, đào tạo và công chúng: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại học Thái Nguyên, các tổ chức quốc tế và thành viên cộng đồng ngoại giao.
Phát biểu tại đây, Đại sứ Đức Helga Margarete Barth nhấn mạnh: “Bão Yagi đã tàn phá cộng đồng và môi trường theo nhiều cách. Ngoài hậu quả nghiêm trọng của cơn bão, đặc biệt là ở vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam, việc mất đi 25.000 cây xanh chỉ riêng ở Hà Nội là một bước lùi đáng kể. Chúng tôi tin rằng chúng ta không thể giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu nếu không có sự trợ giúp của cây cối trên toàn thế giới.
Khoa học đã chứng minh rõ ràng: quản lý rừng bền vững là một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để bảo vệ khí hậu của chúng ta. Đức là đối tác lâu năm trong các nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ rừng và đảm bảo tương lai bền vững cho các thế hệ tương lai.
Chúng tôi cùng nhau thực hiện các dự án lâm nghiệp trên khắp cả nước, với tổng danh mục đầu tư là 75 triệu Euro. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên con đường hướng tới tương lai xanh và bền vững”.
Trong phiên thảo luận chuyên đề, các chuyên gia quốc tế đã khám phá vai trò quan trọng của rừng Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và hỗ trợ phát triển bền vững.
Họ cũng đã nhìn nhận tình hình hiện tại của ngành lâm nghiệp, các chiến lược tăng cường cô lập carbon và tầm quan trọng của lâm nghiệp đô thị, nông lâm kết hợp và hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững.
Ông Phạm Hồng Lương, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã nêu bật vai trò đa diện của rừng Việt Nam, bao gồm khả năng hấp thụ carbon, dịch vụ môi trường và giá trị kinh tế.
PGS. TS. Trần Thị Thu Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã chia sẻ các hiểu biết sâu sắc của mình về rừng đô thị, được chứng minh là có hiệu quả trong việc cô lập carbon, giảm nhiệt đô thị, quản lý nước mưa và cải thiện chất lượng không khí.
Đối với Việt Nam, việc mở rộng rừng đô thị tại các thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có thể giảm thiểu tác động của khí hậu đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân thành thị.
TS. Nguyễn Quang Tân, Điều phối viên quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế và Tổ chức Nông Lâm Thế giới (CIFOR-ICRAF), đã nhấn mạnh tiềm năng to lớn của nông lâm kết hợp tại Việt Nam trong việc góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Nông lâm kết hợp, được gọi là cây ngoài rừng hoặc cây trồng xen trong nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi hệ sinh thái nông nghiệp đồng thời cải thiện sinh kế của người dân địa phương. Nông lâm kết hợp cũng là một bể chứa carbon quan trọng.
Bà Anja Barth, Cố vấn trưởng Dự án, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), đã đưa ra cái nhìn tổng quan về quan hệ đối tác Đức-Việt trong quản lý rừng bền vững, một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để bảo vệ khí hậu.
Hợp tác phát triển của Đức tại Việt Nam có ba ưu tiên: bảo tồn rừng Việt Nam, thúc đẩy vai trò của rừng trong bảo vệ khí hậu và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
Sự kiện thu hút nhiều bạn trẻ tham dự. (Nguồn: Đại sứ quán Đức tại Hà Nội) |
Sự kiện kết thúc bằng lời kêu gọi hành động hướng tới các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân nhằm cùng nhau hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững.
Khi tính cấp thiết trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng thì việc hiểu rõ và tăng cường vai trò của rừng Việt Nam càng trở nên thiết yếu. Rừng khỏe mạnh có vai trò then chốt trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và rừng Việt Nam đóng một vai trò trọng yếu trong nỗ lực này.
Các khu rừng tại Việt Nam, với độ bao phủ bằng khoảng 40% diện tích đất, không chỉ thúc đẩy sự đa dạng sinh học một cách đáng kinh ngạc mà còn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu có lợi cho cả cộng đồng địa phương và cộng đồng toàn cầu.
Hơn nữa, việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ sinh kế, ổn định kinh tế và sức khỏe toàn diện của cộng đồng.
| Phụ nữ Việt Nam-Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm đóng góp trong phát triển kinh tế xanh Ngày 10/9, Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ XI đã được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề "Kinh tế xanh ... |
| Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon Sáng nay, 22/9, Tọa đàm "Từ Đôrêmon tới Doraemon: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ" đã diễn ra tại Viện ... |
| Tết Trung thu của cộng đồng người Việt tại Wellington, New Zealand Tết Trung thu không chỉ mang lại bầu không khí lễ hội đậm chất truyền thống, mà còn là dịp để cộng đồng người Việt ... |
| Google sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá văn hoá, du lịch Việt Nam Ngày 23/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ... |
| Chuỗi hoạt động văn hóa ý nghĩa nhân dịp Tết Trung thu tại Pháp và Anh Các hội, đoàn người Việt tại Pháp và Anh vừa tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống dành cho ... |
| Việt Nam kết nối phát triển du lịch, điện ảnh với thành phố Los Angeles Tiếp theo chuỗi hoạt động trong Chương trình Xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ, đoàn công tác của Bộ Văn hoá, Thể ... |