Đức loại bỏ thiết bị Trung Quốc khi phát triển mạng 5G, Trung Quốc tuyên bố không ‘để yên’. Trong ảnh, tòa nhà Huawei Mate 60 ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters) |
Theo một quan chức chính phủ Đức, sau một cuộc đánh giá cho thấy sự phụ thuộc của Đức vào hai nhà cung cấp Huawei và ZTE, Bộ nội vụ nước này đề xuất kế hoạch yêu cầu các nhà khai thác viễn thông hạn chế sử dụng thiết bị do Trung Quốc sản xuất.
Chưa có sự thống nhất
Tuyên bố với báo chí, Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin nêu rõ sẽ không để yên nếu chính phủ Đức không chứng minh được rằng các sản phẩm của Trung Quốc gây ra mối đe dọa về an ninh. Nếu Đức loại bỏ các công ty Trung Quốc một cách vô lý, điều này không chỉ vi phạm nguyên tắc cạnh tranh công bằng mà còn gây tổn hại cho các công ty Trung Quốc và chính nước Đức.
Tin liên quan |
Lo ngại an ninh, Đức 'soi' linh kiện Trung Quốc trong mạng 5G |
Hiện chưa có sự thống nhất trong Chính phủ liên bang Đức về việc sử dụng các linh kiện của Trung Quốc cho các mạng viễn thông của Đức. Cụ thể, Bộ Nội vụ do bà Nancy Faeser (thuộc đảng SPD) lãnh đạo và Bộ Kỹ thuật số do ông Volker Wissing (thuộc đảng FDP) đứng đầu, đang có những đánh giá khác nhau về việc này.
Không chỉ có những lo ngại liên quan tới việc các công ty công nghệ cao Huawei và ZTE có thể theo dõi các kết nối điện thoại di động ở Đức hoặc gây mất điện trong trường hợp xảy ra xung đột, Bộ Nội vụ Đức cho rằng đang có sự phụ thuộc về kinh tế quá lớn vào Trung Quốc. Trong đó, các nhà cung cấp viễn thông để "phụ thuộc đáng kể về mặt cấu trúc vào Huawei và ZTE" khi xây dựng mạng 5G cho di động tốc độ cao.
Bộ Ngoại giao và Bộ Kinh tế Đức (đều do đảng Xanh nắm giữ) cũng nhìn nhận nghiêm túc về những nguy cơ của thiết bị Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ Kỹ thuật số lại cho rằng sẽ không có quyết định nào của Chính phủ Đức về vấn đề này, cho rằng các tiêu chuẩn cao và quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng các linh kiện then chốt đã được áp dụng cho việc mở rộng mạng 5G.
Khó tìm phương án thay thế
Theo các nhà phân tích, động thái của chính phủ Đức sẽ làm chậm quá trình triển khai 5G của Đức và gây ra chi phí lớn cho việc thay thế thiết bị.
Hạn chế này có thể gây tổn hại cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và EU, vốn đã bị cản trở bởi cuộc điều tra chống trợ cấp gần đây của khối đối với xe điện Trung Quốc.
Bộ Nội vụ Đức đã đề xuất các nhà khai thác Đức loại bỏ các thành phần quan trọng do các nhà cung cấp Trung Quốc sản xuất trước năm 2026. Cách tiếp cận này sớm gây phản ứng dữ dội từ các nhà khai thác Đức. Deutsche Telekom gọi thời hạn này là không thực tế, trong khi Telefonica Deutschland cho biết họ sẽ xem xét yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng như hành động pháp lý.
Đáp lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết hôm 21/9 rằng, "Chúng tôi luôn phản đối việc chính trị hóa các vấn đề kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi tin rằng tất cả các quốc gia nên hoạt động kinh doanh công bằng, không phân biệt đối xử và minh bạch”.
Ông Xiang Ligang, Tổng giám đốc của Liên minh tiêu dùng thông tin có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với báo chí rằng, các nhà khai thác địa phương ở Đức sẽ khó tìm được sản phẩm thay thế chất lượng cao, tiết kiệm chi phí hơn các sản phẩm Trung Quốc và liệu chính phủ có cung cấp các sản phẩm có mục tiêu hay không trong khi chưa thấy “mặt mũi” các khoản trợ cấp vì nền kinh tế Đức đang phải đối mặt với áp lực đi xuống.
“Khoảng một nửa số trạm gốc viễn thông của Đức được trang bị thiết bị Huawei, điều đó có nghĩa là nếu Berlin tiếp tục kế hoạch này thì có thể tiêu tốn vài tỷ Euro. Ngoài thiệt hại về kinh tế, động thái có động cơ chính trị sẽ gây trở ngại cho ngành viễn thông Đức", theo ông Xiang.
| Né lệnh trừng phạt Nga, không muốn bị Mỹ áp luật chơi, nhiều quốc gia quay lưng với USD, NDT Trung Quốc có thể là ‘bức tường thành’? Gần đây, nhiều khách hàng sẵn sàng thanh toán các hóa đơn bằng đồng Nhân dân tệ, bởi lý do khủng hoảng kinh tế, lệnh ... |
| Thượng đỉnh G7: Mỹ tiết lộ cách tiếp cận với Trung Quốc, Đức nói không ai nhắc đến từ 'loại bỏ' Ngày 20/5, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho hay, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới ... |
| Iran phản ứng với Tuyên bố chung G7, Đức nêu nhận định về Trung Quốc Iran đã phản đối Tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày ... |
| Ngoại trưởng Blinken chuẩn bị tới Saudi Arabia, Mỹ lập tức tuyên bố sẽ không để xảy ra điều này ở Trung Đông Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Bán đảo Arab Daniel Benaim ngày 2/6 tuyên bố rằng, Mỹ sẽ tiếp tục ... |
| Ngoại trưởng Tần Cương: Sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội với Đức Ngoại trưởng Tần Cương kêu gọi cả Trung Quốc và Đức cùng ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế, phản đối việc tách rời hay ... |