Đứng giữa căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, Nhật Bản lựa chọn đường lối 'sắc sảo'

Phương Nhật
Trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, đặc biệt là căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, là một nước rất khó 'chọn bên' Nhật Bản lựa chọn đường lối 'sắc sảo' cho chính sách ngoại giao của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giải mã chính sách “ngoại giao sắc sảo” của Nhật Bản
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản ngày 17/2. (Nguồn: Bloomberg)

Đương đầu với thách thức

Phát biểu khai mạc phiên họp Quốc hội Nhật Bản ngày 17/1, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định: “Trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, đây sẽ là năm kiểm chứng mức độ sắc sảo của ngoại giao Nhật Bản”.

Ông nói tiếp: “Tôi sẽ đứng ở vị trí tiên phong, vững vàng giương cao ngọn cờ lý tưởng cho tương lai và nhìn thẳng vào tình hình thực tế, theo đuổi ‘chủ nghĩa ngoại giao hiện thực cho một kỷ nguyên mới”.

Điều đáng nói là vài tuần sau đó, phiên bản tiếng Anh của bài phát biểu trên đã có một số thay đổi.

Trong khi bản dịch tiếng Anh ban đầu do Văn phòng Nội các Nhật Bản phát hành thể hiện tầm nhìn của Thủ tướng Kishida về chính sách ngoại giao của nước này là “cứng rắn nhưng có thể thích ứng”, thì gần đây đã được đổi thành “sắc sảo”, như trong “ngoại giao sắc sảo” (shitatakana gaikō), có lẽ là để loại bỏ bất kỳ ý nghĩa tiêu cực nào được suy từ bản gốc tiếng Nhật.

Việc chính quyền Nhật Bản cố gắng truyền đạt cho thế giới một quan điểm ngoại giao thực tế, bền vững và linh hoạt là điều dễ hiểu trong bối cảnh môi trường quốc tế đang có nhiều xáo trộn do căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, những thay đổi đối với trật tự quốc tế cũng như xung đột địa kinh tế vốn có thể “vũ khí hóa” các nền kinh tế.

Thách thức ngoại giao lớn nhất của Nhật Bản là cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Nước Mỹ của Tổng thống Joe Biden và nước Mỹ của cựu Tổng thống Donald Trump không khác gì “hai mặt của một đồng xu”.

Mặc dù nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh, chính quyền Tổng thống Biden vẫn đột ngột công bố thỏa thuận an ninh ba bên cùng Australia và Vương quốc Anh (AUKUS) trước khi thông báo cho một đồng minh khác là Pháp.

Hơn nữa, “chính sách đối ngoại dành cho tầng lớp trung lưu” của ông Biden có lẽ chỉ như một tên gọi khác của chương trình nghị sự “Nước Mỹ trước tiên” của cựu Tổng thống Donald Trump. Mỹ đã bác bỏ ý tưởng tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giống như một quyết định trước đây và hiện đang kêu gọi xây dựng một “khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Tin liên quan
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Khi tranh cãi và trả đũa vào ngõ cụt, các nước sẽ chọn hướng đi nào? Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Khi tranh cãi và trả đũa vào ngõ cụt, các nước sẽ chọn hướng đi nào?

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng tận dụng tối đa trật tự quốc tế hiện nay nếu điều này phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nếu những lợi ích đó không được đảm bảo, Bắc Kinh sẽ tìm cách làm suy yếu một cấu trúc cụ thể hoặc tạo ra một cấu trúc song song.

Việc Mỹ đang có nhiều xáo trộn ở trong nước và thiếu đi một chính sách đối ngoại nhất quán là những mối lo ngại lớn đối với chính quyền Thủ tướng Kishida.

Chính sách đối ngoại của Mỹ càng bị chính trị trong nước chi phối thì Mỹ càng ít có khả năng phản ứng với những diễn biến ở châu Á-Thái Bình Dương. Đây có thể là “bình thường mới”. Tuy nhiên, Nhật Bản có nguy cơ bị cô lập khỏi phần còn lại của châu Á nếu Mỹ lôi kéo đồng minh rút lui cùng nước này.

Mỹ là một đồng minh mà Nhật Bản không thể từ bỏ. Trung Quốc hiểu điều này và đang chờ đợi Nhật Bản mất đi những thiện chí còn lại dành cho Mỹ.

Đây là lý do tại sao chính sách đối ngoại của Nhật Bản cần sự sắc sảo. Điều này cũng có nghĩa là Nhật Bản cần triển khai một chính sách ngoại giao linh hoạt và khôn ngoan để đóng vai trò xây dựng bằng cách buộc Mỹ can dự thay vì chia rẽ châu Á, đồng thời thúc ép Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế thay vì mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ.

Trùng hợp thay, những từ như “sắc sảo” và “cứng rắn nhưng có thể thích ứng” đã từng được sử dụng để mô tả chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Chúng thậm chí còn xuất hiện trong tiêu đề một cuốn sách năm 1975 của tác giả người Nhật Takehiko Tadokoro có tên Shitatakana Rinjin: Chūgoku (Tạm dịch là "Trung Quốc: Người láng giềng sắc sảo của chúng ta"). Một khi xác lập được mục tiêu, Trung Quốc sẽ không ngừng theo đuổi việc hiện thực hóa mục tiêu của họ.

Tích cực các nỗ lực ngoại giao quốc tế

Hiện nay, Nhật Bản cũng đang tích cực tham gia các nỗ lực ngoại giao quốc tế như hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine. Phát biểu trước Quốc hội ngày 21/2, Thủ tướng Kishida khẳng định cùng nhiều nước trên thế giới, Tokyo đang tích cực tham gia các nỗ lực ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine.

Theo Thủ tướng Kishida, trong ngày 17/2, ông đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề này.

Nhà lãnh đạo Nhật Bản đã kêu gọi các bên không tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và tìm kiếm giải pháp dựa trên tinh thần đồng thuận thông qua đàm phán ngoại giao.

Thủ tướng Kishida đánh giá đây không chỉ là vấn đề đối với châu Âu mà còn là của toàn thể cộng đồng quốc tế, trong đó có châu Á.

Cùng trong ngày 21/2, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno thông báo Thủ tướng Kishida sẽ tham dự hội nghị trực tuyến Nhóm Các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) để thảo luận về tình hình Ukraine.

Hội nghị do Đức chủ trì, là một phần nỗ lực của cộng đồng quốc tế tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.

Trước đó, Nhà Trắng cũng thông báo Tổng thống Biden có kế hoạch thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine với các nhà lãnh đạo G7 trong cuộc họp trực tuyến vào ngày 24/2 tới.

Ngoài ra, tại hội nghị, lãnh đạo các nước G7 (gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ) cũng sẽ thảo luận về các ưu tiên trong năm Chủ tịch của Đức.

Giữa căng thẳng ở châu Âu, Nga ca ngợi quan hệ với quốc gia Mỹ Latinh

Giữa căng thẳng ở châu Âu, Nga ca ngợi quan hệ với quốc gia Mỹ Latinh

Ngày 16/2, trong chuyến thăm Venezuela, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov khẳng định, Caracas là đồng minh then chốt của Moscow tại Mỹ Latinh ...

Giữa lúc căng thẳng với phương Tây liên quan Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đến Belarus

Giữa lúc căng thẳng với phương Tây liên quan Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đến Belarus

Hãng Interfax đưa tin, ngày 3/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Belarus để kiểm tra công tác chuẩn bị của các ...

(theo The Hill)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Ngày 19/11, Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng và bế mạc Hội nghị ...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Hai Phó Thủ tướng đánh giá cao đà phát triển tốt đẹp và tiến triển thực chất trong quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam ...
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hải quan Việt Nam-Lào đặc biệt quan tâm xây dựng, duy trì, gìn giữ, phát triển quan hệ hợp tác ngày càng hướng đến thực chất, hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Armenia một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng thực chất và ...
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Lóng Sập-Pa Hang sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển giữa Sơn La và Houaphanh.
Tăng cường hiểu biết về văn hóa, thúc đẩy quảng bá hình ảnh của ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tăng cường hiểu biết về văn hóa, thúc đẩy quảng bá hình ảnh của ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ

Hoạt động kết nối giữa tỉnh Bursa và Đại sứ quán các nước ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp tăng gắn kết, quảng bá tốt hơn về đất nước, con người...
Cửa ngõ văn hóa kết nối Thái Nguyên và cộng đồng quốc tế

Cửa ngõ văn hóa kết nối Thái Nguyên và cộng đồng quốc tế

Ngày 17/11, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn cán bộ, nhân viên Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội ...
Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Ngày 15/11, đoàn Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh.
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn lao động Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội về giao lưu tại ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động