Doanh nghiệp Việt mở rộng đầu tư CNTT vào Nhật Bản | |
Doanh nghiệp Hà Lan tìm hiểu về EVFTA và cơ hội đầu tư vào Việt Nam |
Việc quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã góp phần quan trọng xây dựng và thúc đẩy nguồn lực, phát triển doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu năm 2020 toàn tỉnh có 25.000 doanh nghiệp. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong tám tháng đầu năm đã có 1.580 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 7.000 tỷ đồng, tăng 46% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc gặp khó khăn, ngừng hoạt động quay lại hoạt động trước thời hạn là 54, tăng 80% so cùng kỳ năm 2016. Tính đến hết tháng Tám, tổng số doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký trong tỉnh là 14.336, với số vốn đăng ký là 145.390 tỷ đồng.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp tại một phiên Cafe doanh nhân. (Nguồn: BQN) |
Nỗ lực từ cơ sở
Với mong muốn được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tốt hơn, từ huyện Hải Hà, thị xã Đông Triều hay thành phố Hạ Long đều đặt ra những kế hoạch riêng, quyết tâm nhằm mục tiêu tăng hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực điều hành cấp sở, ngành và địa phương thuộc tỉnh (DDCI) khối địa phương.
Huyện Hải Hà – địa phương đứng cuối bảng xếp hạng DDCI Quảng Ninh năm 2016, đề cao việc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Thị xã Đông Triều nhanh chóng lập fanpage DDCI Đông Triều, với hệ thống phản ứng và thông tin liên tục, để sớm cải thiện vị trí 10/14 trong bảng xếp hạng.
Ở các sở, ngành, sự quyết tâm cũng rất rõ ràng. Sở Tài nguyên & Môi trường đang tích cực nâng điểm Chỉ số tiếp cận đất đai bằng cách cắt giảm 35% thời gian tiếp cận đất đai cho các doanh nghiệp. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất các dự án được đẩy nhanh tiến độ. Tại Sở Tư pháp, nhằm nâng cao Chỉ số thiết chế pháp lý, Sở đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh xác định địa chỉ hơn 7.000 doanh nghiệp nộp thuế để cung cấp thông tin pháp lý, phổ biến chính sách pháp luật cho từng doanh nghiệp...
Với những hành động thiết thực, bám sát các nội dung và chỉ tiêu của Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cũng như từng chỉ số thành phần PCI, các kết quả đạt được về môi trường kinh doanh vượt so với trung bình của các nước ASEAN-4 (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines); 6/9 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết 19-2017/NQ-CP; các chỉ số còn lại đều đã đạt bằng mức thời gian theo quy định của Nghị quyết.
Những cách làm mới
Rõ nhất trong công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là bên cạnh các chương trình gặp mặt thường kỳ của UBND tỉnh, năm 2017 các sở, ngành, địa phương đều đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ doanh nghiệp. Tám tháng qua, đã có 29 cơ quan tổ chức gặp mặt đối thoại doanh nghiệp.
Mô hình “Cafe doanh nhân” - nơi lãnh đạo tỉnh cũng như các sở, ngành đã lắng nghe, giải quyết nhiều kiến nghị của doanh nghiệp, nay được giao cho Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì, triển khai theo chuyên đề, bước đầu tạo được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp đã được quan tâm, chỉ đạo, nhằm hạn chế thanh, kiểm tra trùng chéo và tăng cường giám sát xã hội đối với doanh nghiệp. Qua đó, Thanh tra tỉnh đã kịp thời phát hiện và xử lý thanh, kiểm tra trùng chéo 66 doanh nghiệp so với kế hoạch thanh tra của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Có thể thấy, thông qua kiến nghị của doanh nghiệp, các ngành, địa phương liên quan đã phối hợp chặt chẽ, xem xét kỹ các nội dung, hồ sơ, cố gắng giải quyết với phương châm: “Đừng trả lời không được với doanh nghiệp”. Các sở, ngành, địa phương đã vận dụng linh hoạt nhất các cơ chế, chính sách trên tinh thần quy định để giải thích, định hướng cho các doanh nghiệp, đảm bảo thuận lợi nhất.
Bên cạnh tích cực tháo gỡ khó khăn cụ thể cho các doanh nghiệp, tỉnh và các sở, ngành, địa phương đã phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh triển khai tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP; Nghị quyết 19-2017/NQ-CP; Chương trình DDCI năm 2017; tổ chức toạ đàm về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi động trang fanpage DDCI Quảng Ninh; lồng ghép tuyên truyền, phổ biến về công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh tại các buổi tiếp xúc, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại các địa phương. Những hoạt động này nhằm giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp nâng cao thêm hiểu biết để đồng hành cùng tỉnh.
Về Chương trình khảo sát đánh giá DDCI, tỉnh đã triển khai Bộ công cụ khảo sát mạng xã hội DDCI (SNA). Đây là nội dung mới, sáng kiến đưa vào trong năm 2017 nhằm đa dạng kênh nắm bắt thông tin phản hồi của doanh nghiệp về thủ tục hành chính liên quan đến các tổ chức kinh tế... Hiện 17 đơn vị tham gia SNA đã vào cuộc vận hành và trao đổi nâng cao hiệu ứng của trang fanpage DDCI Quảng Ninh.
Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017: Hãy sáng tạo khi có thể! Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017 là một trong những sự kiện nổi bật trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ & ... |
Hội thảo xúc tiến đầu tư thương mại vào Việt Nam tại Shikoku Ngày 5-6/9, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) đã phối hợp với METI Shikoku, JETRO Osaka, JETRO Kagawa và JETRO Tokushima ... |
Bộ Y tế hứa sửa quy định làm khó doanh nghiệp Lãnh đạo Bộ Y tế cam kết với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ sửa các quy định về thủ tục xác nhận công ... |