Dưới tác động của dịch Covid-19, người dân châu Á đón Tết thế nào?

Bích Ngọc
TGVN. Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ khiến người dân châu Á có một cách nhìn nhận mới và cách đón năm mới sâu sắc hơn, lắng đọng hơn, chậm rãi hơn...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người Châu Á đón Tết năm nay rất khác...
Trước tác động của dịch Covid-19, người dân nhiều quốc gia châu Á có Tết âm lịch sẽ có cách đón Tết Tân Sửu khác hơn những năm trước khá nhiều.

Tết Tân Sửu đã trở thành một thách thức đối với người dân châu Á, giữa bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa thể khống chế, những thói quen từ bao đời gắn liền với Tết bỗng phải thay đổi để thích ứng.

Từ đây, mọi người sẽ thực sự trân trọng hơn từng khoảnh khắc được đoàn viên ấm cúng bên gia đình, người thân trong sự bình an của những ngày đầu năm mới.

Trong đời sống văn hóa đại chúng của người dân châu Á, Tết âm lịch vốn là một thời điểm mà mọi người đều hào hứng với việc đến thăm nhà nhau, phấn khởi đón khách tới nhà, những bữa ăn ấm cúng, sum họp đông vui bên họ hàng, bạn bè là một nét đặc trưng của dịp Tết.

Đây là thời điểm mà người ta có thể đến chơi nhà nhau và vui vẻ nhận lời ở lại dùng bữa mà không cần có một lời mời trịnh trọng "lên lịch" từ trước. Sự ngẫu hứng, phấn khởi của những cuộc gặp đầu năm mới đã trở thành một nét đặc trưng của kỳ nghỉ lễ đặc biệt này

Có một sự thấu hiểu không lời trong đời sống văn hóa Á Đông, đó là vào dịp Tết âm lịch, những người có mối quan hệ họ hàng thân thích, những người có mối giao hảo lâu năm, gắn bó trong đời sống thường nhật rất được chào đón tới thăm nhà nhau trong dịp Tết, thậm chí đó là một "trách nhiệm không lời", cần phải thực hiện, nếu không muốn làm "mếch lòng" nhau ngay từ đầu năm.

Việc gia chủ cùng lúc đón nhiều khách tới nhà đến mức hết cả ghế ngồi, hay không đủ tách để mời trà, là chuyện thường gặp và được xem là chuyện "khó xử", nhưng lại vui vẻ, thú vị của dịp Tết.

Tết là thời điểm của những cuộc gặp gỡ náo nhiệt và đôi khi "hơi mệt" đối với cả chủ nhà và khách khứa. Trước Tết, nhà nào cũng dành nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để dọn dẹp, mua sắm, nấu nướng... chỉ để chuẩn bị tốt cho "cuộc chạy marathon giao tế ngày Tết".

Vậy nhưng, dịch bệnh Covid-19 đang phá vỡ những thói quen lâu năm của người dân châu Á trong hoạt động đón Tết. Năm nay, người dân tại nhiều quốc gia sẽ phải đón Tết trong tinh thần không hoàn toàn phấn khởi, vô tư bởi những nguy cơ tiềm ẩn vẫn đang hiện diện của dịch bệnh, chúng ta sẽ đón một cái Tết rất khác.

Một cái Tết rất khác tại các quốc gia châu Á...

Ở tại nhiều quốc gia châu Á, những quy định về giao tiếp trong kỳ nghỉ Tết đã được đưa ra. Chẳng hạn ở Singapore, mỗi nhà chỉ được đón tối đa 8 vị khách tới chúc Tết trong một ngày, quy định này đã được Bộ Y tế nước này đưa ra và áp dụng từ ngày 26/1.

Mỗi người cũng chỉ được tới thăm tối đa hai gia đình trong một ngày, trong các cuộc thăm hỏi cần phải đeo khẩu trang. Người dân Singapore cũng được khuyến cáo nên giao tiếp một cách từ tốn, nhẹ nhàng, tránh nói to, tránh gây ồn ào thái quá.

Ở nhiều quốc gia châu Á khác, hay ở một số khu vực cục bộ tại một số quốc gia, người dân sẽ phải giảm bớt những cuộc tập trung với người thân, họ hàng, bạn bè... như một biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Việc mời ai tới nhà để có những cuộc đoàn viên ấm cúng, ý nghĩa dịp đầu năm mới sẽ là một vấn đề mà nhiều người dân châu Á cần phải cân nhắc trong dịp Tết năm nay. Đối với nhiều gia đình, cái Tết này sẽ là một cuộc cân não trong cách thức sắp xếp, tổ chức những cuộc di chuyển, gặp gỡ, đoàn viên. Nhiều người sẽ phải chúc Tết nhau qua những cuộc gọi, tin nhắn, video call...

Nhìn chung, ở nhiều quốc gia châu Á có Tết âm lịch, người dân sẽ có cách đón Tết Tân Sửu khác hơn những năm trước khá nhiều, bởi hầu như ở quốc gia nào, dịch bệnh cũng vẫn đang phủ lên đời sống người dân sự lo lắng nhất định, sự cẩn trọng cần thiết để phòng chống dịch.

Những thay đổi tích cực

Đối với nhiều người, hoạt động chuẩn bị cho Tết và đón Tết đã trở thành những thói quen không thay đổi qua năm tháng. Đều đều đến đúng thời điểm ấy, chúng ta lại mua sắm thêm, chăm chút hơn cho bản thân, cho người thân, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng thịnh soạn, đi thăm hỏi, chúc Tết và sẵn sàng tiếp đón khách đến nhà.

Mọi việc diễn ra gần như y hệt từ năm này sang năm khác. Nhiều khi chúng ta không thực sự để tâm vào những việc vốn đã thuộc về thói quen và dần trở nên quá đỗi quen thuộc ấy.

Việc ở tại một số quốc gia châu Á, hoạt động đón Tết năm nay diễn ra khác so với các năm trước khiến nhiều người tin rằng đây sẽ là dịp để những thói quen lặp đi lặp lại được nhìn nhận lại dưới góc nhìn mới, sẽ có những cách thích ứng mới tích cực hơn khi cuộc sống vẫn đang tiếp tục đổi thay.

Năm nay, nhiều người sẽ dành thời gian ở nhà hơn, các cuộc thăm hỏi sẽ diễn ra ở mức độ vừa phải, chừng mực hơn. Việc ở bên gia đình để thực sự nghỉ ngơi trong những ngày Tết có thể khiến người ta trở nên ý thức sâu sắc hơn về những mối liên hệ thực sự gắn bó và quan trọng trong cuộc sống của mình, để tìm cách duy trì, thắt chặt trong hoàn cảnh hiện tại.

Việc giảm bớt hoạt động đi lại, thăm hỏi, chúc Tết, việc duy trì liên hệ ấm áp với những người gần gũi, thân thiết và quan trọng nhất sẽ khiến chúng ta càng nhìn nhận rõ ràng hơn những con người thiết thân trong cuộc sống của mình, để có những cuộc trò chuyện sâu sắc, ý nghĩa hơn trong ngày đầu năm.

Tết năm nay sẽ rất khác ở nhiều quốc gia, có những điều lần đầu chúng ta trải nghiệm do hoàn cảnh tác động mà nên, nhưng mọi thứ đều có hai mặt, hoàn cảnh mới có thể khiến ta tìm ra những ý nghĩa mới cho một dịp nghỉ lễ quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tại nhiều quốc gia châu Á.

Ít nhất, chúng ta cũng hiểu rằng, chỉ riêng việc có thể thoải mái, vô tư gặp gỡ nhau một cách đông đúc, náo nhiệt, có thể cùng nhau ăn uống, trò chuyện chẳng cần lo toan, nghĩ suy nhiều khi cũng đã là một may mắn rất lớn trong cuộc sống.

TIN LIÊN QUAN
Sao Việt đón Năm mới: Đàm Vĩnh Hưng chơi lớn với chậu mai siêu to, Ngọc Trinh gây bất ngờ với hộp quà khổng lồ
'Bấn loạn' với gu thời trang cực chất của Hồng Diễm trong phim Hướng dương ngược nắng
Sao Việt tuần qua: Hà Anh Tuấn hát động viên tuyến đầu chống Covid-19, Trương Ngọc Ánh 'tình tứ' bên Anh Dũng
Trước Hướng dương ngược nắng, NSND Thu Hà đã ghi dấu ấn với những vai diễn để đời nào?
Sao Việt tuần qua: Dịch Covid-19 bùng phát, Đen Vâu khuyên fan 'từ từ hãy về nhà', Hồng Diễm mong dịch qua mau để đón Tết 'Trâu vàng'
(theo Dân trí/ CNA)

Bài viết cùng chủ đề

Tết Nguyên đán 2022

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động