East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

Minh Vương
Nghiên cứu sinh Rena Sasaki tại Đại học John Hopkins (Mỹ) nhận định Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(12.05) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng 10/2023. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles từng đề cập tới vai trò của Nhật Bản một khi gia nhập AUKUS - Ảnh: Ông Marles trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 10. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia)

Nhiều lợi ích

Đầu tiên, trong báo cáo về Nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh tuyên bố Nhật Bản sẽ có nhiều lợi ích về công nghệ và an ninh hơn nếu Nhật Bản tham gia vào trụ cột 2 của AUKUS về hợp tác liên quan công nghệ tiên tiến như năng lực dưới biển, công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo, mạng tiên tiến, vũ khí siêu thanh, chiến tranh điện tử, đổi mới và chia sẻ thông tin. Những lĩnh vực này rất quan trọng trong củng cố năng lực răn đe tổng hợp của các đồng minh Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả Nhật Bản.

Tin liên quan
Đẩy nhanh lộ trình AUKUS, Australia ra mắt Dự luật mới về quản lý hạt nhân Đẩy nhanh lộ trình AUKUS, Australia ra mắt Dự luật mới về quản lý hạt nhân

Với khuôn khổ hợp tác quốc phòng về nghiên cứu và phát triển chung sẵn có với Mỹ, Anh và Australia, Nhật Bản có đủ nền tảng để hợp tác với AUKUS. Song sự hợp tác trong các khuôn khổ hiện nay là dựa trên dự án, tập trung vào các công nghệ cơ bản hơn là một loạt năng lực ưu tiên, không giống như AUKUS. Ví dụ, hầu hết các nghiên cứu chung với Mỹ đều gắn với các công nghệ liên quan trực tiếp đến thiết bị, chẳng hạn như công nghệ lội nước thế hệ tiếp theo và hệ thống xe dẫn động điện hybrid.

Trên nền tảng này, Nhật Bản có thể hưởng lợi đáng kể khi tham gia trụ cột 2 trong AUKUS. Do đó, báo cáo kêu gọi Anh đề xuất với Australia và Mỹ để đưa Nhật Bản cùng Hàn Quốc tham gia hợp tác trong khuôn khổ AUKUS.

Thứ hai, trong Chiến lược quốc phòng 2022, Tokyo tuyên bố việc tận dụng các công nghệ tiên tiến cho quốc phòng đang ngày càng quan trọng. Với năng lực công nghệ cao, Nhật Bản cần hợp tác với đồng minh và huy động năng lực công nghệ để chuẩn bị cho cuộc đua lâu dài về công nghệ. Lợi thế trong các công nghệ quan trọng và mới nổi, được đề cập trong trụ cột 2 của AUKUS, sẽ trực tiếp chuyển thành lợi thế quân sự. Do đó, việc tiếp cận các công nghệ này sẽ ngăn chặn các đối thủ tiềm năng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều thách thức kinh tế có thể tác động tới đầu tư của Nhật Bản vào khoa học và công nghệ. Khi đó, nước này có thể tiếp thu các công nghệ quan trọng và mới nổi một cách hiệu quả hơn bằng cách hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác. Hợp tác thông qua trụ cột 2 trong AUKUS mở rộng sẽ cho phép các thành viên bổ sung những khoảng cách năng lực của nhau và thúc đẩy tính kinh tế theo quy mô.

Thứ ba và quan trọng hơn cả, việc hợp tác này sẽ thúc đẩy quá trình quốc tế hóa công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản. Trong thời gian dài, khách hàng duy nhất của ngành này là Bộ Quốc phòng và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Năm 2020, hoạt động mua sắm liên quan đến quốc phòng từ các nhà sản xuất trong nước chiếm chưa đến 1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Nhật Bản.

Tuy nhiên, ngành này đang trải qua nhiều thay đổi lớn khi chính phủ dần nới lỏng các hạn chế về chuyển giao thiết bị quốc phòng. Do đó, mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhật Bản và AUKUS là cơ hội tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất khí tài nước này. Sự mở rộng của hiệp ước này có thể tạo cơ hội cho các nhà sản xuất quốc phòng Nhật Bản học hỏi bí quyết tiếp thị và bán thiết bị quốc phòng từ các đối tác AUKUS.

(08.25) Nhật Bản đang nỗ lực đảm bảo tài chính cho ngân sách quốc phòng gia tăng - Ảnh: Các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). (Nguồn: JapanForward)
Việc Nhật Bản tham gia vào trụ cột 2 trong AUKUS có thể góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của nước này - Ảnh: Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF). (Nguồn: Japan Forward)

Còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, Nhật Bản cần vượt qua một số thách thức trước khi gia nhâp AUKUS.

Đầu tiên, nước này thiếu một hệ thống miễn trừ an ninh đầy đủ. Đạo luật bảo vệ bí mật được chỉ định đặc biệt, luật duy nhất hiện hành về an ninh thông tin ở Nhật Bản, giới hạn phạm vi thông tin được phân loại là bí mật nhà nước trong 4 lĩnh vực: ngoại giao, quốc phòng, phòng chống gián điệp và phòng chống khủng bố.

Tuy nhiên, đạo luật này không bao gồm thông tin về kinh tế và công nghệ. Thiếu vắng hệ thống miễn trừ an ninh này, các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong việc truy cập thông tin mật trong các hoạt động phát triển chung. Do vậy, Nhật Bản cần một hệ thống miễn trừ an ninh trước khi gia nhập AUKUS.

Ngoài ra, Nhật Bản đang phấn đấu trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn như Mỹ và Anh. Do đó, một số ý kiến đã lo ngại về xung đột lợi ích tiềm ẩn. Trọng tâm của AUKUS gợi nhớ đến nỗ lực của Nhật Bản trong việc bán các tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường năm 2015. Song xét đến thời điểm cần xây dựng khả năng răn đe hiệu quả tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thời điểm hiện tại có lẽ chưa phù hợp cho cạnh tranh thương mại. Do vậy, Nhật Bản nên chấp nhận sự phân công về vai trò từng nước trong khuôn khổ AUKUS mở rộng.

Cuối cùng, AUKUS là thỏa thuận mang định hướng quân sự. Sự gia nhập của Nhật Bản sẽ báo hiệu cho Trung Quốc rằng nước này là một phần của mạng lưới “răn đe tổng hợp” của Mỹ. Trong bối cảnh Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang hợp tác để khôi phục kênh đối thoại thông qua hội nghị thượng đỉnh ba bên, Tokyo có thể cảm thấy rằng thời điểm này không phù hợp để tham gia AUKUS.

Tuy nhiên, môi trường an ninh ở Đông Á đang phức tạp hơn bao giờ hết. Việc phát triển công nghệ sẽ mất nhiều năm, đặc biệt là các công nghệ quan trọng và mới nổi then chốt. Mỹ cũng bày tỏ thái độ tích cực với việc mở rộng tư cách thành viên trụ cột 2. Liệu Nhật Bản sẽ đẩy mạnh nỗ lực gia nhập Hiệp ước trên, hay dừng chân trước ngưỡng cửa then chốt này? Quyết định sẽ nằm ở phía Tokyo.

Anh chi 4,9 tỷ USD chế tạo loạt tàu ngầm hạt nhân tấn công AUKUS

Anh chi 4,9 tỷ USD chế tạo loạt tàu ngầm hạt nhân tấn công AUKUS

Bộ Quốc phòng Anh ngày 1/10 cho biết các tàu SSN-AUKUS mới, trị giá 4 tỷ bảng, khoảng 4,9 tỷ USD “sẽ là tàu ngầm ...

Cựu Tổng thống Trump bị điều tra vì tiết lộ bí mật tàu ngầm nguyên tử

Cựu Tổng thống Trump bị điều tra vì tiết lộ bí mật tàu ngầm nguyên tử

Công tố viên đặc biệt Jack Smith đang tiến hành điều tra cáo buộc cựu Tổng thống Donald Trump tiết lộ năng lực của tầu ...

Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Anthony Albanese được kỳ vọng góp phần tái khởi động quan hệ song phương nhanh chóng hơn.

Mỹ, Anh, Australia đề cao hợp tác về radar không gian, AI trong thỏa thuận chung

Mỹ, Anh, Australia đề cao hợp tác về radar không gian, AI trong thỏa thuận chung

Các bộ trưởng quốc phòng của Mỹ, Australia và Anh đã gặp nhau tại California hôm 1/12, đề cao sự hợp tác công nghệ cao ...

Thủ tướng Anthony Albanese: Quan hệ Australia-Nhật Bản chưa bao giờ mạnh hơn bây giờ

Thủ tướng Anthony Albanese: Quan hệ Australia-Nhật Bản chưa bao giờ mạnh hơn bây giờ

Gặp gỡ bên lề APEC, Thủ tướng Australia và người đồng cấp Nhật Bản trao đổi nhiều vấn đề song phương, khu vực và quốc ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Tăng lương cơ sở sẽ không gây ra tình trạng lạm phát tăng đột biến

Tăng lương cơ sở sẽ không gây ra tình trạng lạm phát tăng đột biến

Không nên chủ quan và vẫn phải lường trước hiện tượng 'té nước theo mưa' khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7.
Những lưu ý từ Việt Phong khi thi công cửa kính cường lực

Những lưu ý từ Việt Phong khi thi công cửa kính cường lực

Thi công cửa kính cường lực là một công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và cẩn thận để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình.
Raphinha ghi bàn thắng chưa từng thấy ở Copa America và EURO 2024

Raphinha ghi bàn thắng chưa từng thấy ở Copa America và EURO 2024

Ở trận Brazil hòa Colombia sáng 3/7, Raphinha ghi 1 bàn thắng chưa từng thấy trước đó tại Copa America và EURO 2024.
Dự báo thời tiết ngày mai (4/7): Nhiều khu vực chiều tối, đêm có mưa rào và giông, cục bộ mưa to; vùng núi trung du Bắc Bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (4/7): Nhiều khu vực chiều tối, đêm có mưa rào và giông, cục bộ mưa to; vùng núi trung du Bắc Bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/7) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Trải nghiệm miệt vườn sông nước miền Tây ở Vĩnh Long

Trải nghiệm miệt vườn sông nước miền Tây ở Vĩnh Long

Trải nghiệm miệt vườn ở Vĩnh Long là nét đẹp, là tâm hồn của những người con sông nước miền Tây.
Quân đội Israel âm thầm chuẩn bị cho 'cuộc chiến tàn khốc' với Hezbollah? Tổng thống Pháp gióng hồi chuông cảnh báo

Quân đội Israel âm thầm chuẩn bị cho 'cuộc chiến tàn khốc' với Hezbollah? Tổng thống Pháp gióng hồi chuông cảnh báo

Căng thẳng giữa phong trào Hezbollah ở Lebanon và Israel đang leo thang gần tới ranh giới một cuộc xung đột.
Quân đội Israel âm thầm chuẩn bị cho 'cuộc chiến tàn khốc' với Hezbollah? Tổng thống Pháp gióng hồi chuông cảnh báo

Quân đội Israel âm thầm chuẩn bị cho 'cuộc chiến tàn khốc' với Hezbollah? Tổng thống Pháp gióng hồi chuông cảnh báo

Căng thẳng giữa phong trào Hezbollah ở Lebanon và Israel đang leo thang gần tới ranh giới một cuộc xung đột.
Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Đại úy Ibrahim Traoré, giành quyền lãnh đạo Burkina Faso từ ngày 30/9/2022, đã bắt đầu quản lý đất nước Tây Phi này thêm 5 năm.
Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra tại Washington trong tuần tới sẽ 'giúp xây cầu' dẫn đến việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự.
Canada tái khẳng định cam kết với an ninh và ổn định khu vực châu Âu-Đại Tây Dương

Canada tái khẳng định cam kết với an ninh và ổn định khu vực châu Âu-Đại Tây Dương

Thủ tướng Canada Justin Trudeau xác nhận ông sẽ tới Washington (Mỹ) dự Hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 8-11/7.
Thái Lan và Ấn Độ tổ chức tập trận thường niên Maitree

Thái Lan và Ấn Độ tổ chức tập trận thường niên Maitree

Lục quân Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung với Thái Lan (Maitree) lần thứ 13 kéo dài từ ngày 1-15/7 tại Pháo đài Vachiraprakan.
Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế

Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế

Nội các mới của Ai Cập sẽ không chỉ có các gương mặt mới, mà còn chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Phiên bản di động