Nhỏ Bình thường Lớn

EC kêu gọi EU ngừng mua LNG từ Nga, không ký kết các hợp đồng mới

Ngày 1/9, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Tim McPhie kêu gọi các nước Liên minh châu Âu (EU) ngừng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga và không ký các hợp đồng mới.
Năng lượng Nga sang châu Âu không giảm, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. (Nguồn: Gazprom)
EU 'mạnh tay' mua LNG từ Nga. (Nguồn: Gazprom)

Khối 27 thành viên đã nhập khẩu 13,5 tỷ m³ (bcm) LNG của Nga vào năm 2021 và tăng lên 19,3 bcm vào năm ngoái.

Dữ liệu của Kpler, công ty chuyên theo dõi lưu lượng hàng hải và tàu chở dầu cho thấy, các quốc gia thành viên EU đã nhập khẩu hơn một nửa lượng LNG của Nga trên thị trường trong 7 tháng đầu năm nay. Trong đó, Tây Ban Nha và Bỉ - cửa ngõ chính cung cấp LNG cho khối - đã trở thành khách hàng mua LNG lớn thứ 2 và thứ 3 của Nga, chỉ sau Trung Quốc.

Tin liên quan
Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine; Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi; Hungary chỉ trích trừng phạt Moscow Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine; Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi; Hungary chỉ trích trừng phạt Moscow

Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, các nước EU đã mua 22 triệu m³ LNG của Nga, tăng đáng kể so với 15 triệu m³ trong cùng kỳ năm 2021.

Còn phân tích của Global Witness cho thấy, EU đã mua hơn một nửa (52%) trong số 41,6 triệu m³ LNG mà Nga xuất khẩu trong năm nay. Con số này tăng lần lượt từ 49% và 39% vào năm 2022 và 2021.

Nhà phân tích Adam Bennett của Kpler nói với tờ Business Insider rằng, 90% LNG của Nga chảy vào EU đã đến Bỉ, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Ông Bennett giải thích: "Tất cả những nước này đều có hợp đồng kéo dài đến tận thập niên tới”.

Nhận định về những số liệu trên, người phát ngôn EC cho rằng, dù nhập khẩu LNG của EU tăng nhưng tổng lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của khối từ Nga đã giảm khoảng 2/3 kể từ khi bắt đầu xung đột tại Ukraine bắt đầu.

Ông nhấn mạnh: “Về mục tiêu, chúng tôi đã có kế hoạch Repower EU, trong đó bao gồm mục tiêu loại bỏ việc mua khí đốt của Nga càng sớm càng tốt. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia và công ty không mua khí đốt tự nhiên từ Nga, đồng thời không ký kết các hợp đồng mới khi hợp đồng hiện tại sắp hết. EU đang nỗ lực đáng kể để ngừng mua LNG từ Nga”.

EU - vốn từng nhập khẩu khoảng 1/3 lượng khí đốt qua đường ống của Nga để đáp ứng nhu cầu năng lượng - đã giảm đáng kể lượng nhập khí đốt tự nhiên và cấm nhập khẩu dầu qua đường biển của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraina.

Tuy nhiên, LNG cho đến nay vẫn chưa bị cấm bất chấp nhiều lời kêu gọi từ một số quan chức EU.

Giá khí đốt tại nền kinh tế lớn nhất EU sẽ tăng cao trước mùa Đông

Giá khí đốt tại nền kinh tế lớn nhất EU sẽ tăng cao trước mùa Đông

Theo báo cáo của của Bộ Kinh tế Đức, dựa trên giá kỳ hạn vào cuối tháng 6, giá khí đốt bán buôn có thể ...

Khủng hoảng năng lượng: EU 'bơm' đầy khí đốt dự trữ; Czech tính toán áp thuế lợi nhuận bất thường

Khủng hoảng năng lượng: EU 'bơm' đầy khí đốt dự trữ; Czech tính toán áp thuế lợi nhuận bất thường

Ngày 18/8, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các cơ sở dự trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được ...

Châu Âu 'vô tình' được giải cứu khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt?

Châu Âu 'vô tình' được giải cứu khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt?

Theo bình luận viên Javier Blas của Bloomberg mới đây, cuộc khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp đã trở thành "đồng minh mạnh mẽ" ...

Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine; Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi; Hungary chỉ trích trừng phạt Moscow

Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine; Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi; Hungary chỉ trích trừng phạt Moscow

Ngày 30/8, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng, khi Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine từ năm 2024, vai trò của tuyến ...

Ukraine tự tin khẳng định có thể tái xuất khẩu khí đốt sang EU, sẵn sàng cho mùa Đông

Ukraine tự tin khẳng định có thể tái xuất khẩu khí đốt sang EU, sẵn sàng cho mùa Đông

Các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt đã được triển khai nhằm đảm bảo quá trình vận chuyển khí đốt từ Ukraine đến châu Âu được ...

(theo Business Insider)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc