Phát biểu ngày 8/12, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết, việc kéo dài chương trình thêm 9 tháng (4/2017-12/2017) đồng nghĩa với việc ECB sẽ tiếp tục "hoạt động tích cực" trên các thị trường trong "một thời gian dài".
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi. (Nguồn: Market Watch) |
ECB hiện đang chịu sức ép từ một số nhân vật bảo thủ và các nghị sĩ Đức, những người bắt đầu siết lại sự ủng hộ của mình đối với nền kinh tế của khối đồng tiền chung. Những người này cho rằng, chính sách quá nới lỏng tiền tệ đã ảnh hưởng đến người gửi tiết kiệm và làm giảm nhẹ sức ép trách nhiệm của các nước đang vay nợ phải cải cách các nền kinh tế của họ.
Việc tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ trong khối đồng tiền chung châu Âu còn làm tăng sự tương phản đối với chính sách tiền tệ của Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng mức lãi suất trong tuần tới và các tỷ giá thị trường được dự đoán là sẽ chuyển từ nới lỏng tiền tệ sang kích thích tài khóa dưới thời của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Trong khi đó, hiện ECB giữ mức lãi suất không thay đổi là 0% và được cho là sẽ tăng mức phí gửi tiết kiệm ngân hàng là 0,4%.
Quyết định của ECB được cho để tránh phải đưa ra quyết định khó khăn là có nên tiếp tục hay thôi chương trình nới lỏng định lượng của mình trước bầu cử Đức dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9/2017. Ông Draghi giải thích việc ECB giảm mức mua trái phiếu hàng tháng là phản ánh một thực tế là "nguy cơ thiểu phát là hầu như không còn nữa". ECB cho rằng việc giảm mức mua trái phiếu hàng tháng xuống 60 triệu Euro nhưng ngân hàng lại kéo dài thêm thời gian mua là 9 tháng nữa, do vậy tổng số tiền mua trái phiếu mà ngân hàng dự định sẽ mua không giảm.
Chủ tịch ECB cũng đưa ra dự báo mức tăng trưởng khu vực đồng Euro là 1,7% trong năm 2016 và 2017, và 1,6% vào năm 2018 và 2019. Dự báo mức lạm phát được cho là không thay đổi so với dự báo trước đây đưa ra ở mức 1,3% năm 2017, 1,5% năm 2018 và 1,7% năm 2019.