Nhỏ Bình thường Lớn

EU dành hơn 60 triệu USD cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương ứng phó khủng hoảng

Ngày 2/2, Ủy ban châu Âu (EC) quyết định dành khoản viện trợ nhân đạo hơn 56 triệu Euro (hơn 60,4 triệu USD) trong năm 2024 để hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn tại châu Á-Thái Bình Dương.
EU dành hơn 60 triệu USD cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương ứng phó khủng hoảng. (Nguồn: EC)
Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực dễ bị tổn thương về kinh tế-xã hội, chịu ảnh hưởng của suy thoái môi trường và các nguy cơ từ biến đổi khí hậu. (Nguồn: EC)

Liên minh châu Âu (EU) kỳ vọng khoản tài trợ này sẽ giúp những người đang chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng nhân đạo tại trong khu vực và tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó thảm họa ở những nơi dễ bị thiên tai.

Tin liên quan
Quan hệ đối tác trong cứu trợ thảm họa - Đông Nam Á đang kỳ vọng gì? Quan hệ đối tác trong cứu trợ thảm họa - Đông Nam Á đang kỳ vọng gì?

Thông báo trên được đưa ra nhân dịp Diễn đàn cấp bộ trưởng EU và khu vựcẤn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng Hội nghị Bộ trưởng EU-ASEAN tổ chức tại thủ đô Brussels (Bỉ) ngày 2/2.

Sự kiện này tạo cơ hội thảo luận về hợp tác giữa các khu vực nêu trên trong các lĩnh vực cùng quan tâm, bao gồm quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp.

Ủy viên châu Âu phụ trách quản lý khủng hoảng Janez Lenarčič nhấn mạnh, một số quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt nhiều tình huống khẩn cấp và những thách thức cấp bách khác nhau, từ xung đột tới vấn đề môi trường.

Khoản viện trợ 56 triệu Euro này sẽ giúp các đối tác của EU tại nước sở tại cung cấp sự hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất, đồng thời tăng cường năng lực của chính quyền địa phương trong các công tác ứng phó thiên tai.

Theo ông Janez Lenarčič, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực dễ bị tổn thương về kinh tế-xã hội, chịu ảnh hưởng của suy thoái môi trường và các nguy cơ từ biến đổi khí hậu. Sự trở lại của hiện tượng El Niño sắp tới sẽ có thể còn làm trầm trọng thêm những tổn thương hiện có tại khu vực này.

Dẹp bất đồng, Mỹ-Trung Quốc tăng cường phối hợp làm điều này

Dẹp bất đồng, Mỹ-Trung Quốc tăng cường phối hợp làm điều này

Ngày 12/1, Trung Quốc và Mỹ đã đưa vào vận hành Nhóm công tác tăng cường hành động về khí hậu từng bắt đầu trao ...

Ở thời điểm quan trọng chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Liên hợp quốc và Iraq ‘bắt tay’ làm việc này

Ở thời điểm quan trọng chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Liên hợp quốc và Iraq ‘bắt tay’ làm việc này

Ngày 15/1, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) và Công ty khí đốt Basrah (BGC) của Iraq đã ký thỏa ...

WEF Davos 2024: Thế giới cần có niềm tin

WEF Davos 2024: Thế giới cần có niềm tin

“Chúng ta đang đối mặt với một thế giới rạn nứt và chia rẽ xã hội ngày càng trầm trọng, dẫn đến tình trạng bất ...

Địa nhiệt - Nguồn năng lượng sạch của tương lai

Địa nhiệt - Nguồn năng lượng sạch của tương lai

Một nguồn năng lượng ổn định, đáng tin cậy, không gây phát thải là cơ hội quý giá cho bất kỳ quốc gia nào trên ...

Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng, là thách thức lớn đối với toàn nhân loại, do lượng phát ...