Nhỏ Bình thường Lớn

EU-G7 áp giá trần dầu Nga: Trăm người bán, vạn người mua, thành ngữ ‘có cô thì chợ cũng đông...’ luôn đúng?

Việc phương Tây áp giá trần đối với dầu Nga có thể nhanh chóng làm giảm nhu cầu, kéo theo giá bán giảm. Tuy nhiên, khi EU từ chối dầu của Nga, sẽ ngay lập tức có người khác hỏi mua số hàng đó. Moscow cũng đã tính tới phương án "giá sàn" để đối phó.
EU-G7 áp giá trần dầu Nga: Trăm người bán, vạn người mua, thành ngữ ‘có cô thì chợ vẫn đông’ luôn đúng? (Nguồn: Getty)
Việc phương Tây áp giá trần đối với dầu Nga là một công cụ chưa từng có trong lịch sử. (Nguồn: Getty)

Ngày 5/12, lệnh áp giá trần đối với dầu Nga của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) chính thức có hiệu lực. Theo bài viết mới đây trên bruegel.org, việc áp giá trần này có ý nghĩa quan trọng bởi vì kể từ năm 2006, hơn 60% nguồn thu ngân sách liên bang của Nga là từ dầu mỏ và khí đốt, trong đó, đóng góp từ dầu mỏ cao hơn khoảng 5 lần so với đóng góp từ khí đốt tự nhiên.

Mục tiêu của G7 là hạn chế doanh thu của Moscow từ dầu mỏ trong khi không làm tăng giá dầu toàn cầu. Vô số yếu tố can thiệp vào thị trường dầu mỏ khiến cho việc đưa ra bất kỳ kết luận vội vã nào về hiệu quả của việc áp giá trần trở nên khó khăn.

Việc phương Tây sử dụng phương pháp áp giá trần đối với dầu Nga là chưa từng có trong lịch sử. Trong bài viết này, cùng xem xét những luận điểm để đánh giá các tác động của việc áp giá trần dầu Nga và liệu cuối cùng EU-G7 có thể tuyên bố mình đã thành công hay không.

Tác động kinh tế

Khi xét đến hiệu quả của giá trần, có 3 phiên bản của lệnh cấm vận dầu mỏ của phương Tây đối với dầu Nga.

Phiên bản thứ nhất, lệnh cấm vận không tìm cách ngăn cản Nga xuất khẩu dầu sang các nước thứ ba. Lệnh cấm vận dầu mỏ mới nhất này của EU chỉ cấm nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển từ Nga, không áp dụng đối với dầu vận chuyển bằng đường ống.

Năm 2021, 45% lượng dầu thô xuất khẩu của Nga được chuyển sang EU, tương đương khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày.

Tác động ngay lập tức của lệnh cấm vận này là làm giảm nhu cầu và do đó làm giảm tương đối giá dầu. Tuy nhiên, thị trường dầu được kết nối với nhau. Khi EU từ chối dầu của Nga, sẽ ngay lập tức có người khác hỏi mua số hàng đó. Trong thị trường, thương mại dầu mỏ toàn cầu đơn giản là tái cân bằng.

Trong những tháng qua, khi EU ngày càng xa lánh dầu của Nga, nước này đã tìm được những người mua mới với khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Tất nhiên, Moscow cũng buộc phải giảm giá đáng kể so với giá toàn cầu. Nga hiện sẽ cần tìm khách hàng để bán thêm 0,8 triệu thùng dầu thô/ngày qua các cảng phía Tây đất nước.

Phiên bản thứ hai là khi EU và G7 không chỉ từ chối mua dầu của Nga mà còn cố gắng ngăn nước này xuất khẩu dầu sang nơi khác. Kế hoạch ban đầu của EU là đưa điều khoản này vào lệnh cấm vận bắt đầu từ ngày 5/12 bằng cách cấm các công ty của khối cung cấp “hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ môi giới tài chính hoặc hỗ trợ tài chính liên quan đến việc vận chuyển” dầu của Nga sang các nước thứ ba.

Điều này nhằm ngăn Nga tìm kiếm thị trường mới, làm giảm khối lượng xuất khẩu và khiến Moscow phải chấp nhận mức chiết khấu lớn hơn để bán được hàng.

EU đã có thể thực hiện bước này vì các nước thành viên đóng một vai trò lớn trong thị trường bảo hiểm vận chuyển toàn cầu. Trước xung đột ở Ukraine, EU, G7 và Na Uy đã bảo hiểm cho hơn 85% số tàu chở dầu thô của Nga, trong đó, 65% số tàu vẫn còn hiệu lực hợp đồng bảo hiểm.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/12): Nga ‘không thấy bất kỳ bi kịch nào’ khi dầu bị áp giá trần, EU sẽ Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/12): Nga ‘không thấy bất kỳ bi kịch nào’ khi dầu bị áp giá trần, EU sẽ 'ra tay' với khí đốt, Đức trượt dài vào suy thoái

Tuy nhiên, kế hoạch này mang rủi ro là có thể dẫn đến việc giá dầu toàn cầu cao hơn. Việc EU đang phải mua dầu không phải từ Nga với giá cao sẽ ngăn cản Moscow bán hàng sang những nơi khác.

Có thể thấy điều tương tự đã xảy ra trên thị trường khí đốt tự nhiên với việc Nga cắt giảm nguồn cung cho EU, làm tăng mạnh giá toàn cầu.

Lo sợ về những hậu quả kinh tế toàn cầu như vậy, Mỹ đã vận động hành lang cho một phiên bản thứ ba của lệnh cấm vận dầu mỏ, trong đó EU tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các tàu chở dầu vận chuyển dầu của Nga, nhưng chỉ khi các giao dịch được thực hiện dưới mức giá trần có thể kiểm chứng được.

Về mặt lý thuyết, nếu giá trần được đặt ở mức ràng buộc và Nga tuân thủ, thì đề xuất này đạt được điều tốt nhất cho cả hai bên. Nga mặc dù giảm doanh thu nhưng xuất khẩu được duy trì và thị trường dầu mỏ toàn cầu bình ổn. Đây là kết quả tối ưu mà G7 kỳ vọng trong những tháng tới.

Sau các cuộc đàm phán kéo dài, vào ngày 2/12, EU đã đồng ý ấn định giá trần ở mức 60 USD/thùng, với điều khoản điều chỉnh để đảm bảo mức giá trần duy trì dưới 5% giá thị trường Nga.

Gần đây, do những biến động, dầu Urals của Nga được bán ở mức 52 USD/thùng, trong khi mức giá trung bình thông thường là gần 65 USD/thùng.

Động thái của Nga

Đáp lại quyết định của phương Tây, Nga phải lựa chọn tuân thủ hoặc từ chối mức trần.

Nếu Nga tuân thủ

Nếu Nga tuân thủ giới hạn giá, xuất khẩu sẽ tiếp tục được lưu thông và câu hỏi chỉ còn là liệu doanh thu của Điện Kremlin có bị ảnh hưởng hay không. Thực tế thị trường cho thấy, rủi ro đối với EU và G7 ở đây là mức giá trần (60 USD/thùng) được cho là quá cao.

Trong trường hợp xấu nhất, các hành động của G7 thậm chí có thể làm tăng doanh thu của Nga. Trong nhiều tháng, do những xung đột chính trị và hậu cần liên quan, giá mỗi thùng dầu của Nga đã bị giảm 25 USD. Việc đặt giá trần ở mức 60 USD/thùng cho thấy G7 muốn giữ cho dầu của Nga tiếp tục chảy ra thị trường.

Mức giá cao cũng thể hiện rằng G7 không tin mình có thể đưa ra mức giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường, bởi vì sẽ cực kỳ khó giám sát việc tuân thủ mức trần.

Ngay cả khi giả định rằng một hệ thống quản lý quốc tế có thể hoạt động hiệu quả để đảm bảo không có con tàu nào chở dầu thô của Nga với giá trên 60 USD/thùng, thì các khoản thanh toán phụ gần như không thể giám sát được.

Trong bối cảnh bị áp giá trần, nhà nước Nga, các công ty hoặc các nhà thương mại quốc tế sẽ phải đưa ra những nhượng bộ giúp họ chọn bán cho ai với giá chiết khấu thông qua cái gọi là “đàm phán sáng tạo”.

Nếu Nga không tuân thủ

Nga đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không tuân thủ các biện pháp trừng phạt này. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố rằng Moscow sẽ không bán dầu cho bất kỳ quốc gia nào thực hiện giới hạn giá.

Gần đây nhất, Tổng thống ra sắc lệnh cấm các công ty trong nước mua và bán dầu của Nga cho bất kỳ ai tham gia giới hạn giá.

Giả sử thực sự bị từ chối, giới hạn giá sẽ mặc định là lệnh cấm hoàn toàn đối với các công ty G7 cung cấp dịch vụ bảo hiểm hoặc vận chuyển, như phiên bản thứ hai của lệnh cấm vận.

Như vậy, chỉ sau một đêm, Nga trở thành nguồn cung cấp dầu bất hợp pháp (do G7 xác định) lớn nhất. Để tiếp tục xuất khẩu, Moscow phải tìm được những con tàu mới, bảo hiểm mới và những người mua mới sẵn sàng hợp tác trong một hệ thống mới.

Không phải vô lý khi thấy hệ thống này được tạo ra. Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ xác nhận, ước tính có tới 80-90% lượng dầu của Nga có thể tiếp tục chảy ra ngoài cơ chế giới hạn giá và với 6 tháng để chuẩn bị, Moscow đã mua một đội tàu ngầm.

Thành công theo lộ trình này đối với Nga đòi hỏi sự thách thức công khai từ những người mua dầu lớn không thuộc G7 và dẫn đến việc thị trường dầu mỏ toàn cầu bị chia đôi.

Ngoài ra, Điện Kremlin có thể cắt giảm xuất khẩu để tăng giá dầu toàn cầu. Logic của giới hạn giá là Nga sẽ không làm như vậy, vì nước này sẽ không được hưởng giá tăng thêm trên mỗi thùng.

EU-G7 áp giá trần dầu Nga: Trăm người bán, vạn người mua, thành ngữ ‘có cô thì chợ vẫn đông’ luôn đúng? (Nguồn: Getty)
Lệnh cấm vận và áp giá trần đối với dầu Nga sẽ mở đầu cho giai đoạn căng thẳng leo thang trên thị trường dầu mỏ. (Nguồn: Getty)

Tuy nhiên, ngay cả khi việc cắt giảm xuất khẩu gây tổn hại cho Nga, Điện Kremlin cũng vẫn có thể quyết định làm như vậy, như một tín hiệu cho thấy họ sẵn sàng gánh chịu thiệt hại kinh tế nếu điều đó là cần thiết để đáp trả đối phương.

Nếu xảy ra, đây sẽ là một quyết định rủi ro đối với Nga, có khả năng đe dọa đến vị thế của nước này trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) và đánh mất vị thế là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn trên toàn cầu cùng với Saudi Arabia.

Moscow sẽ phải hy vọng vào một chiến thắng nhanh chóng vì hành động của họ có thể tạm thời làm tăng giá dầu, nhưng thị trường sẽ tái cân bằng, cuối cùng, Moscow sẽ chỉ nhận được một phần nhỏ trong chiếc bánh.

Thị trường bế tắc

Lệnh cấm vận và áp giá trần đối với dầu Nga mở đầu cho giai đoạn căng thẳng leo thang trên thị trường dầu mỏ.

Nga sẽ sử dụng tất cả các khả năng để phá vỡ giới hạn ngay từ ngày đầu tiên, thể hiện sự độc lập, gây áp lực lên thị trường dầu mỏ toàn cầu và tránh để biện pháp giới hạn này trở thành một công cụ cố hữu.

Điện Kremlin có thể cắt giảm xuất khẩu với mục tiêu tăng giá dầu toàn cầu và gây sức ép khiến G7 và EU phải lùi bước. Để phù hợp với điều này, Nga đã tuyên bố ý định đặt 'giá sàn' cho xuất khẩu dầu của mình ngay sau khi mức trần được công bố.

G7 và EU đã cam kết sẽ xem xét mức giá trần hai tháng một lần, điều chỉnh khi phù hợp. Họ cũng sẽ đưa ra mức trần xuất khẩu sản phẩm của Nga (đặc biệt là dầu diesel) vào tháng 2/2023.

Những tác động này có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn so với dầu thô. Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các quốc gia không tôn trọng giới hạn sẽ đánh dấu một sự leo thang đáng kể nhưng có thể xảy ra.

Trong khi đó, OPEC sẽ theo dõi chặt chẽ và liên tục đánh giá lại sức mạnh của Nga với tư cách là một đối tác trong OPEC+. Các lực lượng kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn, chẳng hạn như ở Trung Quốc, nơi giá dầu giảm giúp củng cố sức mạnh của G7, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thành công của biện pháp này.

Kết quả cuối cùng sẽ được quyết định bởi việc liệu Nga có thể tìm ra giải pháp để phá vỡ giới hạn hay không, nước này cần tiền gấp như thế nào từ việc bán dầu và mức độ nhạy cảm của EU, G7 về mặt kinh tế cũng như chính trị đối với việc giá dầu tăng.

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/12): Nga ‘không thấy bất kỳ bi kịch nào’ khi dầu bị áp giá trần, EU sẽ 'ra tay' với khí đốt, Đức trượt dài vào suy thoái

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/12): Nga ‘không thấy bất kỳ bi kịch nào’ khi dầu bị áp giá trần, EU sẽ 'ra tay' với khí đốt, Đức trượt dài vào suy thoái

Tăng trưởng toàn cầu dự kiến tiếp tục giảm, Nga nói ‘không có nhiều dầu trên thế giới và nhu cầu đối với dầu Nga ...

Bất động sản mới nhất: Hàng tồn tăng vọt 29%, sẽ còn giảm sâu, khi nào ‘bắt đáy’? Nhiều doanh nghiệp vi phạm chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Bất động sản mới nhất: Hàng tồn tăng vọt 29%, sẽ còn giảm sâu, khi nào ‘bắt đáy’? Nhiều doanh nghiệp vi phạm chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Hàng tồn kho của 7 “ông lớn” địa ốc tăng 29%, giá nhà sẽ còn giảm mạnh, nhận định thị trường 2023, TP. Hồ Chí ...

Muôn kiểu ‘lách’ trừng phạt, EU cứ cấm vận, Nga vẫn cứ xuất khẩu dầu và tăng thu ngân sách

Muôn kiểu ‘lách’ trừng phạt, EU cứ cấm vận, Nga vẫn cứ xuất khẩu dầu và tăng thu ngân sách

Trong khi các biện pháp trừng phạt của EU đã dẫn đến những thay đổi lớn về khách hàng mua dầu của Nga, chúng vẫn ...

Moscow sẽ cấm doanh nghiệp mua dầu Nga để bán lại cho ‘liên minh’ áp giá trần?

Moscow sẽ cấm doanh nghiệp mua dầu Nga để bán lại cho ‘liên minh’ áp giá trần?

Ngày 6/12, Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Moscow đang xem xét ấn định một mức giá dầu cố định để đáp trả ...

Ảnh ấn tượng tuần (28/11-4/12): Tân binh Nga nhập ngũ, Trung Quốc lưu ý EU về lợi ích khi hòa giải xung đột ở Ukraine, Mỹ-Pháp muốn trở lại đúng hướng

Ảnh ấn tượng tuần (28/11-4/12): Tân binh Nga nhập ngũ, Trung Quốc lưu ý EU về lợi ích khi hòa giải xung đột ở Ukraine, Mỹ-Pháp muốn trở lại đúng hướng

Xung đột ở Ukraine, tân binh Nga lên đường nhập ngũ, 7 nước Bắc Âu và Baltic cam kết ủng hộ Kiev, Tổng thống Pháp ...

(theo bruegel.org)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua' Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua'
Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM
Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại
Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới
Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền