Nga sử dụng tên lửa bay thẳng vào không trung (ASAT) hôm 15/11 để phá hủy một vệ tinh quay quanh quỹ đạo COSMOS 1408 của nước này. (Nguồn: EPA) |
Trong các tuyên bố riêng biệt, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell và Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết định của các đại sứ NATO, có quan điểm chung cho rằng, vụ thử tên lửa chống vệ tinh gần đây của Nga tạo ra một lượng lớn các mảnh vỡ quỹ đạo gây rủi ro lâu dài cho các hoạt động không gian, ảnh hưởng đến sự an toàn của các phi hành gia và các nhà du hành vũ trụ trên Trạm Vũ trụ quốc tế.
Ông Josep Borrell lên án và coi đây "rõ ràng là một hành vi vô trách nhiệm trong không gian vũ trụ".
Đồng quan điểm, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương cho rằng, hành động của Nga "gây nguy hiểm cho an ninh, lợi ích kinh tế, khoa học, thương mại của tất cả các quốc gia và các bên đang tìm cách khám phá và sử dụng không gian bên ngoài cho các mục đích hòa bình".
Những tuyên bố trên được đưa ra sau khi Nga sử dụng tên lửa bay thẳng vào không trung (ASAT) hôm 15/11 để phá hủy một vệ tinh quay quanh quỹ đạo COSMOS 1408 của nước này, tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ bay ngoài không gian.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu xác nhận vụ thử nghiệm thành công: "Chúng tôi thực sự đã thử nghiệm thành công một hệ thống đầy hứa hẹn. Hệ thống đã bắn trúng vệ tinh cũ".
Đồng thời, Tướng Shoigu cũng khẳng định, các mảnh vỡ tạo thành không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với các hoạt động không gian.
| Tên lửa siêu thanh của Nga sẽ nâng tầm tiêm kích thế hệ 5 Su-57 như thế nào? Nga đang phát triển một hệ thống vũ khí siêu thanh mới trang bị cho tiêm kích thế hệ 5 Su-57, thu hút sự quan ... |
| Nga chế tạo hệ thống phòng không S-550 mới phục vụ cho tên lửa siêu thanh Theo nguồn tin của TASS thu thập tại triển lãm hàng không quốc tế Dubai Airshow 2021, từ nay đến 2025, quân đội Nga sẽ ... |