Nhỏ Bình thường Lớn

EU quyết tâm bịt 'lỗ hổng', tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể 'xoay mình' sang châu Á

Các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua vòng trừng phạt mới đối với Nga, lần đầu tiên nhắm vào ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) béo bở của nước này.
EU quyết tâm bịt các 'lỗ hổng', tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể 'xoay mình' sang châu Á
Cảng Zeebrugge (Bỉ) là một trong các cảng của EU nhận nhiều khí LNG nhất từ Nga trong năm 2023. (Nguồn: Financial Times)

Gói trừng phạt lần này là gói thứ 14 kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, EU nhắm vào lĩnh vực khí đốt của Moscow.

Ngày 20/6, sau khi EU thông qua gói trừng phạt mới, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, gói trừng phạt sẽ "tước đi thêm nguồn thu từ năng lượng của Nga".

Bỉ - quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của EU - cũng mô tả các lệnh trừng phạt này là "mạnh mẽ và đáng kể". Gói này cung cấp các biện pháp mục tiêu mới và tối đa hóa tác động của các lệnh trừng phạt hiện hành bằng cách đóng các "lỗ hổng" trừng phạt.

Tin liên quan
Gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga: Hungary bất ngờ nhượng bộ, có bước tiến mới, vì điều gì? Gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga: Hungary bất ngờ nhượng bộ, có bước tiến mới, vì điều gì?

Gói trừng phạt thứ 14 của EU nhằm vào Nga sẽ cấm các nhà xuất khẩu khí đốt của Moscow sử dụng các cảng của khối 27 thành vuên để chuyển LNG giữa các tàu chở dầu lớn và các tàu nhỏ hơn dành cho các nước thứ ba. Không có lệnh cấm hoàn toàn đối với các quốc gia EU mua nhiên liệu.

Gói cũng bao gồm biện pháp hạn chế Nga sử dụng đội tàu "bóng tối" - chuyên vận chuyển dầu Moscow đến khắp nơi trên thế giới, giúp đất nước này lách trừng phạt.

Các cảng châu Âu có ý nghĩa quan trọng đối với Nga vì châu lục này là tuyến đường quan trọng để xuất khẩu LNG từ các cảng Bắc Cực đóng băng đến các thị trường châu Á vào những tháng mùa Đông.

Cảng Zeebrugge của Bỉ và cảng Montoir của Pháp là những trung tâm tái xuất đặc biệt quan trọng sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhìn chung, 47 thực thể và 69 cá nhân mới đã được thêm vào danh sách trừng phạt của EU - nâng tổng số lên 2.200. Gói này sẽ được chính thức thông qua khi các bộ trưởng ngoại giao EU họp vào hôm nay (24/6), giờ địa phương.

Giới chuyên gia nhận thấy, việc kiểm soát LNG không thể thực hiện được lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn như khối trước đây đã thực hiện với than và dầu qua đường biển - hai trong số những nguồn thu lớn nhất của Moscow.

Thay vào đó, EU vẫn sẽ được phép mua LNG của Nga nhưng bị cấm tái xuất khẩu sang các nước khác, một hành vi được gọi là "chuyển tải".

EU quyết tâm bịt các 'lỗ hổng', tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể 'xoay mình' sang châu Á
Chuyên gia nhận thấy, việc EU áp đặt các hạn chế đối với LNG của Nga khó có thể tác động đáng kể đến ngân sách nước này.(Nguồn: Vestnikkavkaz)

Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) - một tổ chức độc lập theo dõi nhiên liệu hóa thạch của Nga - ước tính, vào năm 2023, khối này đã trả 8,3 tỷ Euro cho 20 tỷ m3 LNG của Nga, chiếm 5% tổng sản lượng tiêu thụ khí đốt.

Trong đó, Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha là những điểm nhập khẩu chính của LNG của Nga.

CREA thông tin, khoảng 22% trong số nguồn cung cấp này 4,4 tỷ m3 đã được trung chuyển trên toàn cầu, với 1,6 tỷ m3 được gửi đến các quốc gia thành viên khác. Phần còn lại đến Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các khách hàng khác.

Nhà phân tích Igor Yushkov tại Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia (Đại học Tài chính của Nga) đánh giá, việc áp đặt các hạn chế đối với LNG của Moscow khó có thể tác động đáng kể đến ngân sách nước này.

Đất nước của Tổng thống Putin có thể chọn cắt giảm hoạt động kinh doanh LNG ở châu Âu và tập trung vào thị trường châu Á bằng cách đi theo tuyến đường phía Bắc xuyên qua Bắc Cực. Mặc dù điều này làm tăng chi phí nhưng lại ít làm Moscow "đau đầu".

Ông Yushkov khẳng định: "Trừng phạt nhắm vào LNG Nga sẽ không làm giảm nguồn thu ngân sách và có thể kích thích việc định hướng lại dòng chảy thương mại LNG sang các khu vực khác như Thổ Nhĩ Kỳ - nơi có thể trở thành trung tâm tái xuất khẩu khí đốt mới sang châu Âu".

Về phía Nga, hồi tháng 4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt của EU đối với LNG của Nga thể hiện sự cạnh tranh bất hợp pháp, không công bằng và Moscow sẽ tìm cách vượt qua những trở ngại đó.

"Việc đẩy Nga ra khỏi thị trường năng lượng sẽ giúp mang lại lợi nhuận cho Mỹ và một số quốc gia khác, đồng thời chính các ngành công nghiệp và người tiêu dùng tại châu Âu sẽ phải chịu tổn hại từ lệnh cấm này", người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh.

EU áp thuế nặng với xe điện Trung Quốc, Đức 'xoa dịu' và nói không phải là một 'sự trừng phạt'

EU áp thuế nặng với xe điện Trung Quốc, Đức 'xoa dịu' và nói không phải là một 'sự trừng phạt'

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã đến Bắc Kinh trong chuyến thăm ba ngày, trong bối cảnh đàm phán ...

Gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga: Hungary bất ngờ nhượng bộ, có bước tiến mới, vì điều gì?

Gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga: Hungary bất ngờ nhượng bộ, có bước tiến mới, vì điều gì?

Ngày 22/6, chính phủ Hungary đã chấp thuận gói trừng phạt thứ 14 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Moscow, trong đó đưa ...

Chuyên gia Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam giữ đà phục hồi rất khả quan

Chuyên gia Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam giữ đà phục hồi rất khả quan

Ngân hàng Standard Chartered dự báo, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% so với cùng ...

Chuyên gia IMF cảnh báo về bước ngoặt 'đau đớn' đối với kinh tế toàn cầu do xung đột Nga-Ukraine

Chuyên gia IMF cảnh báo về bước ngoặt 'đau đớn' đối với kinh tế toàn cầu do xung đột Nga-Ukraine

Ngoài những thiệt hại về người và kinh tế, xung đột Nga-Ukraine còn kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế ...

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng ...

(theo Al Jazeera, Reuters)