Phương Tây đang tìm cách sử dụng tài sản đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine. (Nguồn: DPA) |
Tờ DW của Đức cho biết, hầu hết các nước thành viên EU đều ủng hộ ý tưởng nêu trên, nhưng Hungary phản đối, cho rằng số tiền này cần được sử dụng “cho bất cứ thứ gì ngoại trừ vũ khí”.
Tin liên quan |
Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến... |
Theo một quan chức cấp cao của châu Âu, Hungary khẳng định tài sản bị phong tỏa phải được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp sau khi xung đột kết thúc.
Trong khi đó, báo Politico đưa tin EU, đã thừa nhận tình hình khó khăn của Ukraine trên tiền tuyến và lo ngại những đột phá thực sự tiềm tàng của Nga trong mùa Hè tới.
Trước đó, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, tình hình khó khăn trên chiến trường Ukraine đòi hỏi các nước phương Tây tăng cường hỗ trợ quân sự.
Ông kêu gọi tất cả các đối tác NATO làm mọi cách để “ngăn Nga giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Ukraine”.
Trước đó, ngày 20/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất chuyển cho Ukraine khoản lợi nhuận từ 2,5-3 tỷ Euro (2,7-3,3 tỷ USD) mỗi năm, sinh ra từ các tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng ở châu Âu sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine hồi năm 2022.
Reuters đưa tin, theo đề xuất, 90% số tiền trên sẽ được chuyển thông qua quỹ Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPFF) để mua vũ khí cho Ukraine. Phần còn lại sẽ được sử dụng để phục hồi và tái thiết quốc gia này. Ngoài khoản lợi nhuận trên, hàng năm, Ukraine cũng sẽ nhận được 25% thuế do chính phủ Bỉ áp lên tiền lãi.
Tài sản của Nga ở dưới dạng tiền gửi chứng khoán trung ương EU, chủ yếu là Euroclear của Bỉ, quốc gia sẽ giữ lại 3% cho chi phí hoạt động và tạm giữ lại 10% tiền lãi như một biện pháp bảo vệ chống lại hành động pháp lý của Nga.
Theo EC, số tiền bị tạm giữ này có thể được tăng lên nếu cần thiết. Sau xung đột, tất cả tiền, trừ số được sử dụng để giải quyết các yêu cầu pháp lý của Moscow, sẽ được chuyển cho Ukraine.
Phó Chủ tịch điều hành EC Valdis Dombrovskis cho biết, EU đã phối hợp động thái này với các quốc gia thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) là Mỹ, Canada, Anh và Nhật Bản.
Hiện, EU và G7 đang cùng nắm giữ khoảng 260 tỷ Euro (286 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa, và Ukraine mong đợi hai khối này sẽ triển khai bước tiếp theo và tịch thu chính số vốn này.
| Tin thế giới 20/3: Nga tuyên bố thành lập 2 đoàn quân lớn, tố toan tính của Pháp; Đức không cần kho vũ khí hạt nhân; Nhật Bản-Canada sẽ vào AUKUS Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. |
| Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu dường như đã bị lãng quên, dù xung đột Nga-Ukraine đang tiếp diễn, điều trớ trêu vẫn xảy ra Sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu đã tạo cơ hội ngắn hạn cho tăng trưởng LNG, nhưng các ... |
| Hội nghị thượng đỉnh EU: Viện trợ Ukraine là trọng tâm, tính toán về an ninh châu Âu và mở rộng khối Từ 21-22/3, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) sẽ diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ), với sự tham gia của các ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/3): Nga chi đậm phát triển 12 'siêu' dự án, Mỹ vui nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU cấm nông sản Belarus Nga chi 130 tỷ USD để phát triển 12 “siêu” dự án, Mỹ được thúc đẩy nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU ... |
| Thủ đô Kiev bị tấn công tên lửa, Australia góp sức vào liên minh cung cấp UAV cho Ukraine, Mỹ hứa hẹn Ngày 21/3, Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko thông báo, thủ đô của Ukraine bị các lực lượng Nga tấn công bằng tên lửa. |