Nhỏ Bình thường Lớn

EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu vừa 'rót' thêm 100 triệu USD đầu tư tại Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức Lễ ra mắt Sách trắng thường niên lần thứ 15.
EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu vừa 'rót' thêm 100 triệu USD đầu tư tại Việt Nam
Toàn cảnh Lễ ra mắt Sách trắng thường niên lần thứ 15 của EuroCham.(Ảnh: G.T)

Sách trắng 2024 của EuroCham có chủ đề "Thúc đẩy đầu tư cho một nền kinh tế xanh và bền vững" cung cấp cái nhìn sâu sắc về chính sách kinh doanh của Việt Nam từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu.

Đây là một bản tóm tắt hợp tác đưa ra các khuyến nghị nhằm khuyến khích các ưu tiên đầu tư và thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam. Ấn phẩm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, học giả và các bên liên quan khác của Việt Nam và châu Âu góc nhìn thực tế về các vấn đề kinh tế quan trọng.

Thông qua việc cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận giữa các nhóm quyền lợi khác nhau, Sách trắng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các sáng kiến và chiến lược đầu tư trong tương lai giữa Việt Nam và châu Âu.

Tin liên quan
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Cơ hội lớn trong ‘chiếc bánh khổng lồ’ Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Cơ hội lớn trong ‘chiếc bánh khổng lồ’

Theo EuroCham, Sách trắng là nguồn tài liệu vô giá, được làm phong phú nhờ ý kiến đóng góp từ 19 Tiểu ban ngành của EuroCham. Mỗi Tiểu ban này hoạt động như một nhóm chuyên gia tập trung, đưa ra kiến thức chuyên sâu và đưa ra khuyến nghị cho các chính sách.

Chuyên môn của họ bao gồm nhiều lĩnh vực, từ nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng đến các sáng kiến tăng trưởng xanh, bền vững. Điều này làm cho Sách trắng không chỉ là một tập hợp các nghiên cứu mà là một hướng dẫn thực tế.

Ngoài ra, Sách trắng cung cấp các giải pháp thực tế cho những thách thức mà các công ty châu Âu gặp phải ở Việt Nam và đưa ra hướng dẫn cho cả các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp khi họ hoạt động dưới môi trường pháp lý và tăng trưởng của Việt Nam.

Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit phát biểu. Ảnh: EuroCham
Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit phát biểu tại sự kiện. (Nguồn: EuroCham)

Tại sự kiện, Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit nhận định, dù kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phức tạp nhưng kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện khả năng phục hồi, linh hoạt.

Ông nói: “Dấu hiệu quan trọng của điều này là đầu tư của châu Âu vào Việt Nam gia tăng. Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 100 triệu USD. Điều này nhấn mạnh niềm tin của châu Âu đối với Việt Nam”.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch EuroCham, năm 2024 sẽ có những khó khăn riêng, môi trường kinh tế không thuận lợi như trước năm 2020.

Ông Gabor Fluit lưu ý, Việt Nam các rủi ro như xuất nhập khẩu chậm lại, sự phức tạp của chuỗi cung ứng và cả những khó khăn không thể lường trước. Khi đất nước đối mặt với những thách thức, cơ hội hiện tại, chính sách thích ứng sẽ là yếu tố then chốt.

Nêu ra thách thức mà các công ty châu Âu gặp phải và đề xuất cho cơ quan hoạch định chính sách, Chủ tịch Tiểu ban Xây dựng thuộc Eurocham Michel Cassagnes kiến nghị đơn giản hóa quá trình cấp chứng nhận thiết bị để tránh chậm trễ dự án. Việc thừa nhận cả các tiêu chuẩn quốc tế và tương đương của địa phương có thể cho phép phê duyệt nhanh hơn mà vẫn bảo đảm an toàn.

Ông đề nghị: "Liên quan đến hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình cải tạo, chúng tôi khuyến nghị thống nhất các chính sách cho phép nhanh chóng xác nhận vật liệu phù hợp, dù là nội địa hay nhập khẩu. Điều này tạo thuận lợi cho việc thực hiện tiến độ xây dựng thông qua tính minh bạch lớn hơn về quy định”.

Về cải cách quy định, thủ tục hành chính, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, (Văn phòng Chính phủ) cho biết, năm 2023, năm 2023, 628 quy định kinh doanh đã được cắt giảm tại 53 văn bản quy phạm pháp luật. Năm 2024, ít nhất 20% thủ tục hành chính nội bộ và 20% chi phí tuân thủ sẽ được cắt giảm, đơn giản hoá. Đến 2025, mục tiêu hoàn thành phân cấp thẩm quyền giải quyết 699 thủ tục hành chính trên 100 lĩnh vực.

Ông Phan đề nghị cộng đồng doanh nghiệp tổng hợp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính tạo rào cản, định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ - cơ quan thường trực Tổ công tác và hội đồng tư vấn.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Cơ hội lớn trong ‘chiếc bánh khổng lồ’

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Cơ hội lớn trong ‘chiếc bánh khổng lồ’

Năm 2023, vượt khó khăn chung của thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam vẫn là điểm sáng. Trong ...

Thủ tướng dự WEF Davos: Cơ hội tiếp tục khẳng định mạnh mẽ các cam kết và giải pháp của Việt Nam

Thủ tướng dự WEF Davos: Cơ hội tiếp tục khẳng định mạnh mẽ các cam kết và giải pháp của Việt Nam

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự WEF lần thứ 54 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định Việt Nam luôn là đối tác ...

Báo Mỹ dự báo kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi chậm trong năm 2024

Báo Mỹ dự báo kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi chậm trong năm 2024

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho cả năm 2023. ...

Sức khoẻ đầu tàu kinh tế châu Âu báo động, sẽ đối mặt với những 'hòn đá tảng' nào trong năm 2024?

Sức khoẻ đầu tàu kinh tế châu Âu báo động, sẽ đối mặt với những 'hòn đá tảng' nào trong năm 2024?

Bước vào năm 2024, nền kinh tế Đức lớn nhất châu Âu được cho là tiếp tục chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh ...

Những lý do đang 'bào mòn' động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Những lý do đang 'bào mòn' động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc được đự đoán sẽ ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn 30 năm qua vào năm 2023.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu suy thoái nhẹ, trụ cột quan trọng bị kìm hãm

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu suy thoái nhẹ, trụ cột quan trọng bị kìm hãm

Báo cáo thống kê sơ bộ của Cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết, trong năm 2023, nền kinh tế rơi vào ...