Cầu Rạch Miễu. (Nguồn: Báo Ấp Bắc) |
Tình hình thu hút đầu tư 9 tháng đầu năm 2024 của Tiền Giang đạt kết quả tích cực, sau khi tỉnh tổ chức thành công Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư; lũy kế 9 tháng năm 2024, thu hút được 11 dự án mới, vốn đầu tư đăng ký 6.887 tỷ đồng; có 09 dự án tăng vốn 7.105 tỷ đồng. Nâng tổng vốn đầu tư thu hút đến hết tháng 9 được 13.992 tỷ đồng.
Riêng các KCN thu hút 3 dự án FDI, 1 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 24 triệu USD và 40 tỷ đồng. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 1 dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tân Phước 1 với tổng vốn đầu tư 5.937 tỷ đồng. Thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 37 lượt dự án, có 08 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 280,58 triệu USD.
Dư địa lớn để phát triển
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền, cách trung tâm lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh khoảng 70 km và vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 100 km, đây là khoảng cách có nhiều thuận lợi để kết nối giữa vùng nguyên liệu, sản xuất, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có các trục giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, Quốc lộ 30, đặc biệt là đường cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Trung Lương - Mỹ Thuận và trong tương lai có tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, cùng với hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kinh Chợ Gạo đã tạo cho Tiền Giang có vị thế là cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về TP. Hồ Chí Minh, đây là lợi thế rất lớn trong việc thu hút đầu tư của tỉnh.
Tỉnh có bờ biển dài 32 km và đang được đầu tư nhiều dự án để phát triển kinh tế biển, kết nối giao thương hàng hải quốc tế cùng khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 3.000 tấn tại Cảng Mỹ Tho. Với vị thế "vườn trái cây" của cả nước và lực lượng lao động dồi dào, Tiền Giang đang rất thuận lợi để đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Tiền Giang còn sở hữu điều kiện tự nhiên phong phú, đa đạng của các vùng sinh thái khác nhau, các di tích văn hoá - lịch sử, các làng nghề truyền thống... Đây cũng là lợi thế cho việc phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác của tỉnh.
Ngoài ra, Tiền Giang còn dư địa để phát triển các khu - cụm công nghiệp, khu vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là quỹ đất do Nhà nước quản lý để phát triển các khu công nghiệp tại huyện Tân Phước, vùng Gò Công, huyện Tân Phú Đông. Không gian kinh tế biển của Tiền Giang hiện còn nhiều tiềm năng. Tỉnh mong muốn các nhà đầu tư đến nghiên cứu, đầu tư khu dân cư, khu đô thị biển, cảng biển, du lịch biển.
Khu công nghiệp Long Giang. (Nguồn: Báo Ấp Bắc) |
Trải thảm đỏ mời gọi đầu tư
Để tận dụng những lợi thế kể trên, để đón thêm nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Tiền Giang đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giảm tối đa các chi phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích đổi mới công nghệ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu tiếp và làm việc với Đoàn công tác Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại và Đầu tư Mekong và các nhà đầu tư. (Nguồn: UBND tỉnh Tiền Giang) |
Trong chặng đường tới, tỉnh xác định phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch là 4 khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng nguồn thu ngân sách địa phương và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021 – 2025 và xa hơn.
Trái cây đặc sản Tiền Giang. |
Về định hướng thu hút đầu tư, Tiền Giang sẽ tập trung thu hút các dự án lớn của các tập đoàn đa quốc gia, tạo thương hiệu, tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư khác tới tỉnh. Đồng thời, tỉnh sẽ ưu tiên thu hút đầu tư những dự án có hàm lượng công nghệ cao, hiện đại thân thiện với môi trường đóng góp lớn cho ngân sách như: Điện tử, viễn thông, cơ điện tử, hóa dược, thiết bị y tế...; công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0. Đối với lĩnh vực dịch vụ, tỉnh sẽ tập trung đầu tư vào các ngành dịch vụ trọng điểm được xác định trong thời kỳ quy hoạch như: Thương mại, dịch vụ logistics, du lịch MICE và du lịch sinh thái...
Du lịch sinh thái – Cù lao Thới Sơn. (Nguồn: Báo Ấp Bắc) |
Tiền Giang kỳ vọng mở cơ hội hợp tác mới với các nhà đầu tư thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Đến với Tiền Giang, các nhà đầu tư được đảm bảo về môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng; thủ tục hành chính nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi nhất; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Mặt khác, chú trọng cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, tích cực tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng nhằm có quỹ đất sạch giao cho nhà đầu tư theo đúng tiến độ. Đối với các dự án trọng điểm, tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban và thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nhằm kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ dự án vừa nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.
"Trải thảm đỏ mời gọi đầu tư” là chủ trương xuyên suốt của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang qua các thời kỳ. Thời gian tới, các nhà đầu tư hãy đến Tiền Giang để khai thác hết những tiềm năng, lợi thế, cùng phát triển trong giai đoạn mới.
Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1762/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 sẽ là cơ sở để công tác thu hút đầu tư phát triển tại địa phương tiếp tục khởi sắc như kỳ vọng, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm lực đầu tư vào các dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, vừa theo đúng quy hoạch và định hướng của tỉnh. |
Cảng du thuyền TP. Mỹ Tho. (Nguồn: Báo Ấp Bắc) |
| Tiền Giang mở không gian thu hút đầu tư mới 40 dự án, với tổng vốn đầu tư 53.986 tỷ đồng đã được Tiền Giang quảng bá với nhà đầu tư tại Hội nghị công ... |
| Tiền Giang: Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư hoạt động hiệu quả Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở để ... |
| Thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại Việt - Nhật: Bước tiến mới trong hợp tác kinh tế giữa hai nước Trong bối cảnh mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản được nâng tầm lên đối tác chiến lược toàn diện, công tác ... |
| Hội nhập kinh tế xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ chính thức được nhấn mạnh ... |
| Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là “địa chỉ đỏ” về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ. |