TIN LIÊN QUAN | |
Dệt may Việt Nam loay hoay bài toán xuất xứ trước thềm EVFTA | |
Tân chủ tịch EuroCham sẽ tập trung đẩy mạnh thực thi EVFTA |
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội, các doanh nghiệp cần nỗ lực cải tiến để tăng năng suất lao động, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm...
Cơ hội rộng mở
Da giày là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho kinh tế đất nước. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt trên 16 tỷ USD (riêng xuất khẩu giày dép đạt 13 tỷ USD) và là ngành có giá trị xuất khẩu lớn thứ 4 của cả nước (sau điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện).
Việt Nam hiện nằm trong top 4 nước sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới về số lượng và là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về giá trị. (Nguồn: TCTC) |
Số liệu của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cũng cho thấy, Việt Nam hiện nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lượng, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil và là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về giá trị, sau Trung Quốc và Italy. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước và vùng lãnh thổ.
Trong đó, EU là một trong những thị trường xuất khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của EU, từ năm 1996, Việt Nam đã đứng vị trí thứ 3 trong số các nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào EU. Gần đây, Việt Nam đã vươn lên vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Trong 13 tỷ USD giày dép xuất khẩu năm 2016, riêng xuất khẩu sang EU đạt 4,22 tỷ USD (chiếm hơn 30%).
Có thể thấy EU là bạn hàng lớn và lâu đời của Việt Nam trong lĩnh vực da giày. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, Việt Nam cũng đã phải trải qua nhiều bước thăng trầm.
Cụ thể, tháng 10/2006, Ủy ban châu Âu (EC) ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam. Mức thuế áp dụng là 10%. Do vậy, tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho doanh nghiệp da giày lại thấp.
Mãi đến 2014, giày dép của Việt Nam vào EU mới chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập - GSP (thuế suất giảm xuống còn 3 - 4% với tất cả các mặt hàng). Tận dụng được thuận lợi trên, xuất khẩu giày dép vào EU đã tăng trưởng mạnh mẽ tới 20%. Tuy nhiên, GSP là chương trình ưu đãi có thời hạn và kèm theo những điều kiện nhất định.
Do đó, điều quan trọng được các doanh nghiệp ngành da giày quan tâm và chờ đợi nhiều nhất hiện nay chính là EVFTA, dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2018. Theo cam kết, EVFTA hấp dẫn hơn với đa phần các dòng thuế giảm về 0% (trong vòng 7 năm), tạo đà tốt hơn cho xuất khẩu giầy dép vào EU.
Đặc biệt, về phần điều kiện, nếu như dệt may gặp khó bởi quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi”, thì những yêu cầu của EU trong EVFTA lại giúp cho da giày “rộng cửa” hơn. EVFTA cho phép các doanh nghiệp da giày Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, chỉ yêu cầu từ khâu giặt, may, lắp ráp, đóng gói là phải thực hiện tại Việt Nam.
Mặt khác, khi EVFTA có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để hưởng ưu đãi theo xuất xứ. Nhờ đó, Việt Nam có thể cải thiện được nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.
Tận dụng tối đa lợi thế
Mặc dù cơ hội là rất lớn lớn, song ngành da giày của Việt Nam cũng đối diện với những thách thức không hề nhỏ khi tham gia vào các sân chơi lớn.
Điều đầu tiên phải kể đến là tỷ lệ sản xuất gia công của ngành da giày Việt Nam còn cao, chiếm tới 70%, nên lợi nhuận thấp và hạn chế sự năng động của doanh nghiệp. Mặt khác, các rào cản kỹ thuật áp đặt từ phía EU cùng với các yêu cầu về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và tuân thủ các thủ tục để được hưởng lợi thuế FTA cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Tiếp đến, dù da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, nhưng “phần bánh” xuất khẩu lại hầu hết đang nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo số liệu của Lefaso, năm 2016, khối doanh nghiệp FDI đóng góp tới trên 80% trong tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành (năm 2013 là 75%, năm 2015 tăng lên 78%). Nguyên nhân xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI liên tục tăng cao là do các doanh nghiệp này mở rộng công suất và xây dựng các nhà máy mới tại Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội được giảm thuế từ các hiệp định thương mại tự do.
Ngành da giày trong nước vẫn đang có những điểm yếu cơ bản như: thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu năng lực quản trị và năng suất lao động thấp. (Nguồn: TT) |
Trái ngược với sức tăng trưởng từ khối doanh nghiệp FDI, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng giảm, năm 2013 chiếm 25% tỷ trọng, năm 2015 giảm còn 21,4%, năm 2016 còn 19,2%. Nguyên nhân là do khó khăn về nguồn vốn và tiếp cận thị trường khiến doanh nghiệp trong nước chậm chân hơn trong việc mở rộng sản xuất, yếu sức cạnh tranh.
Một hạn chế khác phải kể đến là do mải mê “mang chuông đi đánh xứ người” nên các doanh nghiệp da giày trong nước chưa chú trọng “sân nhà”. Tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép khoảng 150 triệu đôi/năm, nhưng 60% thị phần do các doanh nghiệp ngoại nắm giữ, trong đó phần lớn là các mặt hàng thuộc phân khúc thấp đến trung cấp là từ Trung Quốc, còn phân khúc cao cấp thì rơi vào tay các thương hiệu nước ngoài.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Lefaso, khi chúng ta được hưởng thuế suất 0% thì ngược lại chúng ta cũng phải giảm thuế nhập khẩu về 0% và nguy cơ sân nhà bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp ngoại là rất lớn.
Ngoài ra, Lefaso cũng nhìn nhận, ngành da giày trong nước vẫn đang có những điểm yếu cơ bản như: thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu năng lực quản trị và năng suất lao động thấp. Năng suất bình quân của lao động tại các nhà máy da giày Việt Nam hiện nay chỉ bằng 60 - 70% năng suất của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Với mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam sẽ đạt 54 tỷ USD, ngành da giày Việt Nam được khuyến cáo là phải biết tận dụng tối đa mọi lợi thế của các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là EVFTA.
Để làm được điều này, theo Lefaso, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải được nâng lên mức 60% để đáp ứng được điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA, giúp giảm các chi phí về logistics và nâng cao sự chủ động của doanh nghiệp Việt.
Theo đó, các doanh nghiệp cần chủ động được nguồn nguyên liệu, có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được các vấn đề về môi trường, lao động, nâng cao tự động hóa trong sản xuất và có những sản phẩm đặc trưng. Cùng với đó, để tránh bị động, sản xuất theo chỉ định của đối tác khi tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động trong chuỗi liên kết nội địa, phát triển thị trường trong nước.
EVFTA khiến Việt Nam thành điểm đến kinh doanh hứa hẹn nhất Đông Nam Á Đây là khẳng định của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Michael Behrens tại Lễ công bố Sách Trắng ... |
EVFTA: Hiệp định tham vọng nhưng khả thi “Có ý kiến cho rằng EVFTA là hiệp định tham vọng nhưng tôi nghĩ hai bên hoàn toàn có thể thực hiện được. Tất nhiên, ... |
EVFTA: Cú hích giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa Việc thu hút đầu tư từ Liên minh châu Âu – một đối tác có nguồn vốn dồi dào, nguồn công nghệ cao, thị trường ... |