Mặc dù giá lúa mì và ngũ cốc giảm 1,9%, do các vụ mùa bội thu ở châu Á giúp tăng sản lượng, song mức giảm giá này vẫn không đủ mạnh để kéo giá trong các khu vực khác.
Hình minh họa. (Nguồn: FAO) |
Các sản phẩm từ sữa đạt mức tăng mạnh nhất với 13,8% do sản lượng sữa thấp ở châu Âu. Ngoài ra, giá đường cũng tăng 6,7% do thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng ở Brazil, vốn là nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới.
Giá các sản phẩm có chứa chất béo và dầu cũng tăng thêm 2,9%, trong khi giá thịt duy trì bình ổn. Với mức tăng cao trong tháng 9, chỉ số giá lương thực tổng thể hiện đã tăng cao hơn 10% so với năm ngoái. Chỉ số này hiện cũng đã tăng lên mức cao thứ 7 trong 8 tháng vừa qua, sau gần 2 năm liên tục giảm giá.
Bất chấp xu hướng tăng giá gần đây, báo cáo về triển vọng lương thực của FAO dự đoán giá lương thực sẽ duy trì ở mức "cân bằng" trong năm tới, với sản lượng lương thực được dự đoán không biến động nhiều.