TIN LIÊN QUAN | |
OECD: Nhịp độ cải cách không đồng đều đe dọa tăng trưởng kinh tế | |
Những cái bắt tay hy vọng ở Hội nghị Ngoại trưởng G20 |
Bằng việc chỉ nhắc chiếu lệ đến thương mại trong bản tuyên bố chung, các quan chức thuộc nhóm G20 đã phá vỡ truyền thống kéo dài một thập kỷ qua về ủng hộ thương mại mở. Đây là một thất bại rõ ràng đối với nước chủ nhà Đức, vốn đã nỗ lực để duy trì các cam kết trước đây của G20.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. (Nguồn: AFP) |
Theo tin truyền thông trước đó, Hội nghị G20 lần này có thể sẽ đưa ra những cam kết rõ ràng về thương mại tự do và chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Tuy nhiên sau 2 ngày, hội nghị chỉ đạt được sự thỏa hiệp tối thiểu và không có cam kết chung rõ rệt nào được đưa ra.
Trong khi đó, trả lời họp báo sau cuộc gặp đầu tiên với lãnh đạo tài chính các nước G20, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định Mỹ vẫn giữ cam kết về thương mại tự do, song cũng muốn xem xét lại một số thỏa thuận thương mại và hiệu chỉnh những điểm bất hợp lý.
Ông Mnuchin nnói: "Tôi hiểu mong muốn và các chính sách của Tổng thống Donald Trump và tôi đã thương lượng về chúng ở đây. Tôi không thể vui mừng hơn với kết quả này (của hội nghị). Chúng tôi tin vào thương mại tự do, chúng tôi là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, chúng tôi là một trong những đối tác thương mại lớn nhất thế giới, thương mại đã luôn thuận lợi với chúng tôi và với các bên khác. Tuy vậy, chúng tôi muốn xem xét lại một số thỏa thuận nhất định".
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, cần xem xét lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thực thi tốt hơn một số quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và có thể cũng sẽ phải thương lượng lại những thỏa thuận cũ hơn.
Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại rằng cuộc chiến thương mại sẽ bùng nổ do chính quyền Tổng thống Mỹ Trump chủ trương bảo hộ thương mại.
Trong nhiều năm qua, các nước thành viên G20 đã cam kết không định giá thấp tiền tệ, đồng thời chống lại "mọi hình thức bảo hộ thương mại".
Trong khi đó, trước khi tham dự Hội nghị G20 lần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tái khẳng định lập trường của Mỹ là sẽ làm mọi cách để bảo đảm quyền lợi công bằng cho người lao động Mỹ, song không mong muốn lâm vào cuộc chiến tranh thương mại với các cường quốc kinh tế khác.
Bảo hộ mậu dịch sẽ là thảm họa đối với các hãng sản xuất xe hơi Các chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ là thảm họa đối với các hãng sản xuất xe hơi vốn phụ thuộc vào "biên giới ... |
Người dân Mỹ có lý do để phản đối tự do hóa thương mại Thâm hụt thương mại tăng, số lao động mất việc làm nhiều hơn là lý do có thật khiến nhiều người Mỹ phản đối tham ... |
Indonesia: Tăng cường bảo hộ mậu dịch? Có lẽ các đơn hàng xuất khẩu là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp nhất từ suy thoái kinh tế toàn ... |