'Gã khổng lồ' công nghệ Huawei đang chia rẽ 'Five Eyes'?

TGVN. Australia và Mỹ là những quốc gia duy nhất trong liên minh tình báo “Five Eyes” quyết định cấm hoàn toàn thiết bị Huawei, trong khi, Canada, Anh, New Zealand vẫn chưa đưa ra quyết định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ga khong lo cong nghe huawei dang chia re five eyes Liệt Huawei là 'mối lo ngại an ninh', Mỹ tiếp tục gia hạn thi hành lệnh cấm
ga khong lo cong nghe huawei dang chia re five eyes Mỹ định 'đuổi cùng giết tận' Huawei, ZTE?
ga khong lo cong nghe huawei dang chia re five eyes
Liên minh “Five Eyes” đã diễn ra sự không đồng thuận. (Nguồn: Viettimes)

Không muốn từ bỏ hoàn toàn Huawei

Theo trang Globe and Mail, dịch vụ tình báo và an ninh Canada (CSIS) khẳng định, muốn cấm sử dụng thiết bị Huawei trong các mạng 5G của Canada. Đổi lại, Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) tin rằng, việc kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các thiết bị 5G do Huawei sản xuất sẽ cho phép loại bỏ các rủi ro bảo mật.

Hiện tại, trong liên minh tình báo "Five Eyes", Australia và Mỹ đã quyết định cấm hoàn toàn thiết bị của Huawei. Những thành viên còn lại là Canada, Anh và New Zealand vẫn chưa quyết định. Washington nhiều lần tuyên bố, nếu một quốc gia nào đó không loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei hoặc một nhà sản xuất Trung Quốc khác khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông, Mỹ sẽ ngừng trao đổi thông tin tình báo nhạy cảm với quốc gia này, bất kể đó là đồng minh thân thiết và quan hệ chiến lược đến mức nào.

Trong khi đó, thực tế thiết bị Huawei hiện đã xuất hiện trong các mạng viễn thông thế hệ trước ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Mỹ. Do đó, nếu ở cấp quốc gia, quyết định từ bỏ Huawei được đưa ra, tất cả các nhà khai thác viễn thông phải xây dựng lại hoàn toàn cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, ngay cả các nhà khai thác viễn thông nhỏ của Mỹ, cung cấp dịch vụ ở các vùng nông thôn xa xôi cũng tỏ ra không hài lòng. Họ dựa vào thiết bị của Huawei vì giá rẻ. Và bây giờ, để xây dựng lại mạng lưới của mình, như tính toán từ Hiệp hội các nhà khai thác di động không dây nông thôn Mỹ, sẽ phải mất từ 800 triệu đến 1 tỷ USD chi phí và thời gian 2 năm.

Điều tương tự cũng áp dụng cho các nhà khai thác di động ở các quốc gia khác. Khi kêu gọi từ bỏ Huawei, Mỹ không đề nghị chia sẻ bất kỳ chi phí nào cho quyết định này. Trong khi đó, hai nhà khai thác di động lớn nhất ở Canada là Bell và Telus không muốn từ bỏ hoàn toàn Huawei, bởi lẽ họ sẽ phải chi hàng triệu USD để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.

Ngược quan điểm với CSIS, Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) cho rằng để đảm bảo an ninh thông tin, chỉ cần kiểm tra kỹ thiết bị Trung Quốc là đủ. Một sự từ chối trên cơ sở của nước xuất xứ sẽ không mang lại gì cho đất nước, ngoài chi phí vật chất và thời gian bổ sung.

ga khong lo cong nghe huawei dang chia re five eyes
Mỹ tiếp tục gia hạn thi hành lệnh cấm Huawei. (Nguồn: Getty Image)

Sự không đồng thuận của "Five Eyes"

Từ những vấn đề trên, có thể thấy, trong liên minh “Five Eyes” đã diễn ra sự không đồng thuận. Mỹ được định hướng bởi các động cơ địa chính trị và ý thức hệ, nhưng đồng thời họ muốn chi phí cho quyết định của họ để những nước còn lại chi trả.

Zheng An’guang, chuyên gia tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh chia sẻ với trang Sputnik rằng, một cơ sở quan trọng của quyền bá chủ của Mỹ là hệ thống liên minh do Mỹ xây dựng, có các thành viên ở các khu vực khác nhau. Mỹ luôn là nhà lãnh đạo của các liên minh này, một quốc gia bá quyền, còn các quốc gia khác chỉ đơn giản là đối tác của Mỹ. Do đó, trong nhiều vấn đề, các nước này buộc phải tính đến lập trường của Mỹ, được hướng dẫn bởi các lợi ích của Mỹ.

"Nếu cho rằng tất cả các nước đó, theo hướng dẫn của Mỹ, từ bỏ thiết bị Huawei, họ sẽ tự mình phải chi trả tất cả các chi phí liên quan đến việc này. Từ quan điểm kinh tế, tôi nghĩ họ sẽ có rất nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, điều này khó có thể dẫn đến việc chia rẽ hoàn toàn”, ông Zheng An’guang bày tỏ quan điểm.

Đồng minh của Mỹ hiện phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn, đó là tiếp tục đi theo người cầm đầu hoặc tuân theo thực tế lợi ích của mình. Thật vậy, ngoài chi phí vật chất, việc từ bỏ Huawei có nghĩa là các quốc gia này có thể tụt hậu nghiêm trọng trong việc phát triển các mạng 5G.

Hiện tại, Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu thế giới về công nghệ 5G, sở hữu hơn một phần ba bằng sáng chế trong lĩnh vực này, trong khi đó, Mỹ thậm chí vẫn không quyết định phổ tần số tương lai cho 5G. Chính vì vậy, Mỹ không thể đưa ra các giải pháp thay thế sẵn sàng cho các đồng minh của họ.

Các đối tác trong liên minh “Five Eyes” và đồng minh truyền thống của Mỹ từ Tây Âu chưa vội vã đưa ra các quyết định khó chịu đối với chính mình. Anh đã nhiều lần chuyển thời điểm về quyết định với Huawei. Đức trong dự thảo yêu cầu bảo mật cho các mạng 5G không đưa ra điều khoản các hệ thống truyền thông chỉ được cung cấp từ các công ty đáng tin cậy. Điều này có thể được hiểu là từ chối việc cấm "gã khổng lồ" công nghệ Huawei truy cập vào thị trường. Italy cũng tuyên bố, không đồng ý với lời kêu gọi của Mỹ và lưu ý rằng, trong lĩnh vực viễn thông, họ sẽ chỉ tuân theo lợi ích quốc gia.

ga khong lo cong nghe huawei dang chia re five eyes

Mỹ: Không thể tin cậy vào Huawei, ZTE

TGVN. Ngày 14/11, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr khẳng định, 2 tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc gồm ...

ga khong lo cong nghe huawei dang chia re five eyes

Gây áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc, Mỹ đang toan tính điều gì?

TGVN. Mỹ đang gia tăng áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc và đó có thể là một chiến lược dài hạn ...

ga khong lo cong nghe huawei dang chia re five eyes

Bị Mỹ trừng phạt, Trung Quốc tuyên bố sẽ không 'tự lực mù quáng' vào công nghệ trong nước

TGVN. Ngày 22/10, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) tuyên bố, Trung Quốc sẽ không đóng cửa và mù quáng phụ ...

Thế Việt (theo Sputnik)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động