TIN LIÊN QUAN | |
Thái Lan trở lại là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới | |
Thái Lan sẽ bán đấu giá 3,7 triệu tấn gạo trong tháng 7 | |
Myanmar được mùa xuất khẩu gạo |
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu được 2,93 triệu tấn gạo, trị giá 1,32 tỷ USD, giảm trên 18% về khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân được cho là do 6 tháng đầu năm 2016, thị trường gạo có xu hướng giảm giá, Việt Nam chưa có được nhiều hợp đồng lớn từ các thị trường truyền thống. Gạo Việt đang bị gạo Campuchia và Thái Lan cạnh tranh mạnh, giành mất thị phần.
Gạo Việt đang bị gạo Campuchia và Thái Lan cạnh tranh mạnh, giành mất thị phần. (Nguồn: Tintucnongnghiep) |
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu ở một số nước châu Á, Trung Quốc, châu Phi. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với 35% thị phần. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu gạo sang thị trường này đã giảm 23% về khối lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Một số thị trường có tăng trưởng cao như Indonesia – thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam (chiếm 11,6% thị phần) đã tăng 35% về khối lượng và 29% về giá trị, Gana tăng 41% và Bờ Biển Ngà tăng 31%,... nhưng vẫn không đủ bù đắp so với sự sụt giảm mạnh của các thị trường truyền thống như Philippines giảm 54%, Malaysia - 59% và Singapore - 35%.
Tại các thị trường cao cấp như Mỹ, EU, Nhật Bản hiện sản phẩm của Thái Lan, Ấn Độ có chất lượng tốt hơn đều được bán với giá cao và đang tỏ rõ sự chênh lệch. Campuchia, Myanmar cũng là hai đối thủ không hề “nhẹ ký”. Họ đang thực hiện khá tốt chiến lược nâng giá trị gạo xuất khẩu.
Cụ thể, năm 2014, Việt Nam xuất được 70.000 tấn gạo vào Mỹ, Thái Lan bán được 400.000 tấn, đến năm sau, Thái Lan bán được hơn 400.000 tấn, còn Việt Nam sụt giảm chỉ còn 44.000 tấn.
Tương tự, gạo Việt xuất khẩu vào thị trường EU cũng giảm dần từ 20.000 tấn năm 2014, xuống còn 18.000 tấn năm 2015. Từ cuối năm 2013 đến nay, Việt Nam cũng không xuất được gạo sang Nhật Bản
Giới chuyên gia cảnh báo, khi Hiệp định thương mại (FTA) Việt Nam – EU, cũng như các FTA khác có hiệu lực, gạo Việt xuất khẩu có khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt ở thị trường EU có khả năng giảm mạnh, kể cả khi có quota tới 80.000 tấn.
Trong khi đó, ngay tại thị trường nội địa, gạo Campuchia đang âm thầm thế chân gạo Việt Nam. Chưa có một thống kê cụ thể nào về số lượng gạo Campuchia nhập vào Việt Nam. Nhưng hiện một số loại gạo Campuchia đang được thị trường miền Nam khá ưa chuộng, do chất lượng, mẫu mã đều tốt hơn, đặc biệt, ít sử dụng thuốc trừ sâu nên sạch và an toàn hơn.
Khẩn trương xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về tình hình xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2016 và nhiệm ... |
Xuất khẩu gạo tháng đầu năm đạt kế hoạch ở mức thấp nhất Ngày 10/2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, kết quả xuất khẩu tháng 1/2014 đạt 307.255 tấn, trị giá FOB 127,554 triệu ... |
Gạo ngoại “đè” gạo nội Là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng chuyện khó tin lại đang hiển hiện nhiều năm qua tại thị trường VN: ... |