GDP không tính đến sự mất giá của nhiều loại tài sản, trong đó có môi trường tự nhiên. (Nguồn: Tạp chí Tài chính) |
Nhóm tác giả của báo cáo Dasgupta Review, một công trình nghiên cứu kéo dài hai năm do Bộ Tài chính Anh yêu cầu thực hiện với hy vọng tính chất chính thống của báo cáo này sẽ làm tăng thêm sức nặng cho những lời kêu gọi đặt hệ sinh thái thành trọng tâm trong các hoạt động hoạch định chính sách kinh tế.
Báo cáo dài 602 trang này hối thúc các nhà hoạch định chính sách thừa nhận rằng, mọi hoạt động kinh tế đều gắn liền với tự nhiên và họ phải bắt đầu đánh giá các hệ sinh thái một cách tương xứng.
Những kiến nghị của báo cáo trên một lần nữa phản ánh cuộc tranh cãi lớn hơn về việc liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có phải là một thước đo đúng đắn cho sự thành công của một quốc gia, hay có thể dùng các chỉ số thay thế khác để thể hiện sự xuống cấp của môi trường không.
Báo cáo nhận định, GDP không tính đến sự mất giá của nhiều loại tài sản, trong đó có môi trường tự nhiên. Vì vậy, việc sử dụng nó làm thước đo cho sự thành công về kinh tế đã khuyến khích các nước theo đuổi sự phát triển và tăng trưởng kinh tế không bền vững.
Thay vào đó, nhóm tác giả đề xuất một khái niệm gọi là “sự thịnh vượng toàn diện” để phản ánh thể trạng các tài sản của một quốc gia, trong đó có các tài sản tự nhiên.
Các chuyên gia này còn kêu gọi các nước cần có cách thức mới để đánh giá giá trị của nhiều lợi ích mà tự nhiên mang lại, từ không khí trong lành cho đến đất đai màu mỡ, và các cách thức này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có nhận thức đúng đắn hơn về sự đánh đổi.