Nhỏ Bình thường Lớn

Ghi danh thêm Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia tại một số tỉnh, thành

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa công bố quyết định ghi danh các di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các tỉnh, thành: Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái và Hà Nội.
Ghi danh thêm Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia tại một số tỉnh, thành
Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. (Nguồn: TTXVN)

Theo đó, tỉnh Tuyên Quang có 4 di sản được ghi danh đợt này, gồm: Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; Lễ hội Đình Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; Tri thức về Cọn Nước của người Tày các xã Trung Hà, Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, xã Côn Lôn, huyện Na Hang, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình; Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày các xã Lăng Can, Hồng Quang, Khuôn Hà, Thượng Lâm, Phúc Yên, huyện Lâm Bình.

Tỉnh Điện Biên cũng có 4 di sản được ghi danh là: Nghề rèn của người Mông; Nghệ thuật múa của người Lào hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng các huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông; Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì, các xã Sín Thầu, Leng Su Sìn, Sen Thượng, Chung Chải, huyện Mường Nhé.

Dịp nay, tỉnh Cao Bằng có Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng,

Tỉnh Yên Bái có Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn.

Tỉnh Bắc Kạn có Nghệ thuật trình diễn dân gian hát ru của người Tày, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm.

Thành phố Hà Nội có Lễ hội truyền thống Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Đặc biệt, trong số các di sản văn hoá phi vật thể nói trên, Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang lần thứ hai được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Trước đó, trong đợt một, tại văn bản số 5079/QĐ – BVHTTDL ngày 27.12.2012, di sản này đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận ở lĩnh vực lễ hội truyền thống.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Một quốc gia thành viên EU tiếp tục được mua khí đốt Nga với nhiều ưu đãi

Một quốc gia thành viên EU tiếp tục được mua khí đốt Nga với nhiều ưu đãi

Hungary sẽ có thể được phép “trả chậm khoản tiền cao hơn giới hạn đã được xác định trong trường hợp giá khí đốt tăng ...

Giao lưu di sản văn hóa phi vật thể ASEAN-Trung Quốc

Giao lưu di sản văn hóa phi vật thể ASEAN-Trung Quốc

Mới đây, Tuần lễ Di sản Văn hóa Phi vật thể ASEAN-Trung Quốc lần thứ nhất đã được tổ chức tại thành phố Nam Ninh, ...

Việt Nam sẽ đề nghị UNESCO công nhận Vovinam-Việt Võ Đạo là di sản văn hóa phi vật thể

Việt Nam sẽ đề nghị UNESCO công nhận Vovinam-Việt Võ Đạo là di sản văn hóa phi vật thể

Với lịch sử 85 năm hình thành và phát triển, đến nay Vovinam đã có sự phát triển rộng khắp tại hơn 70 quốc gia, ...

Thế giới nói nhiều về phi USD hóa, Nhân dân tệ 'được đà' tỏa sáng, vì sao Trung Quốc không mặn mà?

Thế giới nói nhiều về phi USD hóa, Nhân dân tệ 'được đà' tỏa sáng, vì sao Trung Quốc không mặn mà?

Cuộc tranh luận về phi USD hóa đã bùng nổ trong năm qua, do nhiều quốc gia lo ngại Mỹ đang "vũ khí hóa" hệ ...

'Sắc màu di sản': Màn giao lưu giữa áo dài và trang phục thêu truyền thống

'Sắc màu di sản': Màn giao lưu giữa áo dài và trang phục thêu truyền thống

Sự kiện 'Sắc màu di sản' vừa được tổ chức, giới thiệu vẻ đẹp duyên dáng, thướt tha, không kém phần lộng lẫy của trang ...