Ghi nhận đóng góp của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ

Lê An
Diễn đàn liên thế hệ "Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới" được tổ chức sáng nay (25/3) tại Hà Nội, nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh năm 2025, 10 năm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Diễn đàn do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam phối hợp tổ chức, có sự tham dự của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ của Liên hợp quốc tại Bắc Kinh năm 1995.

Ghi nhận đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho nữ giới
Đại biểu tham dự Diễn đàn chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Lê An)

Sự kiện còn có đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương; đại biểu nguyên lãnh đạo nữ tham gia Hội nghị Bắc Kinh năm 1995; đại diện các tổ chức phi chính phủ, cơ quan Liên hợp quốc, đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội; đại diện lãnh đạo Hội LHPN, Sở Nội vụ một số tỉnh, thành phố và thanh niên, sinh viên tiêu biểu tại một số địa phương, trường đại học đại diện cho thế hệ trẻ.

Đáng chú ý, Diễn đàn có khoảng 200 đại biểu, trong đó 6 đại biểu khách mời giao lưu, chia sẻ là đại diện thế hệ lãnh đạo nữ đã tham gia Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ diễn ra tại Bắc Kinh năm 1995; đại diện lãnh đạo Hội Phụ nữ/lãnh đạo nữ một số bộ ngành/lãnh đạo nữ doanh nghiệp hiện nay, thế hệ tiếp nối thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh; đại diện nữ lãnh đạo trẻ, hưởng lợi từ các thành tựu và tiếp nối truyền thống.

Diễn đàn liên thế hệ “Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới” được tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam với sự phát triển kinh tế, xã hội, khẳng định những thành tựu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ qua 30 năm Việt Nam thực hiện Tuyên bố và Cương Lĩnh Hành động Bắc Kinh.

Đồng thời, sự kiện khuyến nghị các giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ, thế hệ trẻ để thúc đẩy các tiến bộ về bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của đất nước.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Chủ tịch Hội LHPN Nguyễn Thị Tuyến khẳng định ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới luôn được Đảng, Nhà nước xác định là một trong các mục tiêu to lớn và luôn quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Điều này đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế cho đến văn hoá và xã hội.

Bà Nguyễn Thị Tuyến cho biết 30 năm qua, Việt Nam đã quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, toàn bộ 12 lĩnh vực trong Cương lĩnh đều được Việt Nam triển khai nghiêm túc và đã có những kết quả tích cực, trong đó nổi bật là những nội dung “Phụ nữ và đói nghèo”, “Phụ nữ và sức khỏe”, “Phụ nữ và kinh tế”, “Phụ nữ và môi trường”, “Trẻ em gái”.

Bình đẳng giới được lồng ghép trong nhiều chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Giảm nghèo bền vững; Xây dựng Nông thôn mới; đẩy mạnh công tác lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi luật pháp… góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

Ghi nhận đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho nữ giới
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến, phát biểu khai mạc Diễn đàn. (Ảnh: Lê An)

Những nỗ lực đó đã giúp cho vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam ngày càng được cải thiện, nâng cao. Hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội luôn cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (30,26%); phụ nữ Việt Nam chiếm 46,8% lực lượng lao động cả nước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ là 62,4%; tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 28,2%; chiếm 14,4% lực lượng Việt Nam tham gia gìn giữ hoà bình cao hơn mức trung bình của Liên hợp quốc là 10,2% và hiện nay cả nước đang triển khai mạnh mẽ phổ cập tri thức số, trong đó có cho phụ nữ và trẻ em gái.

Bà Tuyến nhấn mạnh: “Trong ba thập kỷ qua, Hội LHPN Việt Nam luôn giữ vai trò tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua triển khai nhiều chương trình, hoạt động tại các cấp Hội.

Trên phương diện hội nhập quốc tế, Hội LHPN Việt Nam tham gia và đóng góp tích cực tại các Diễn đàn quốc tế như UN Women, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu, Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN, Diễn đàn phụ nữ và kinh tế APEC, Diễn đàn Phụ nữ Á- Âu…

Hiện tại, Hội LHPN Việt Nam có quan hệ, hợp tác với khoảng 300 tổ chức của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm trao đổi kinh nghiệm, huy động nguồn lực, tăng cường hợp tác, kết nối nhằm nâng cao quyền năng cho phụ nữ”.

Mặc dù có nhiều thời cơ lớn để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, Chủ tịch LHPN Việt Nam cũng cho rằng, phụ nữ cũng phải đối mặt với những thách thức như: đói nghèo, dịch bệnh, bất bình đẳng và nguy cơ bị tụt hậu trong kỷ nguyên số.

Theo bà Tuyến, định kiến giới, khuôn mẫu giới vẫn đang là thách thức lớn nhất tác động tới phụ nữ và trẻ em gái trong việc tạo cơ hội cho họ tham gia vào các lĩnh vực khác nhau trong xã hội như: tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, việc hạn chế tiếp cận các quyền và dịch vụ sức khỏe sinh sản, tỷ lệ tham gia trong các lĩnh vực lãnh đạo và STEM, bảo vệ xã hội hạn chế...

Những năm qua, Hội LHPN Việt Nam và UN Women tại Việt Nam đã phối hợp xây dựng và triển khai nhiều chương trình, hoạt động đóng góp quan trọng vào thành tựu thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam.

"Sự kiện hôm nay là một trong những hoạt động phối hợp nhằm ghi nhận vai trò của đóng góp quan trọng của phụ nữ trong thành tựu của Việt Nam về bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ trong 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; thảo luận, nhận diện những thách thức mới và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực, đặc biệt là chuyển đổi số và STEM", bà Tuyến cho hay.

Ghi nhận đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho nữ giới
Bà Caroline Nyamayemombe, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Lê An)

Bà Caroline Nyamayemombe, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, cho rằng lời hứa của Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh sẽ chỉ được thực hiện khi tất cả phụ nữ và trẻ em gái bất kể tuổi tác, xuất thân hay hoàn cảnh được hưởng đầy đủ các quyền, quyền tự quyết và cơ hội của mình một cách có phẩm giá.

Bà nhắn nhủ: “Cùng nhau, qua nhiều thế hệ, với sự lãnh đạo của chính phủ và sự tham gia tích cực của những người trẻ tuổi, chúng ta có thể biến bất bình đẳng giới thành quá khứ lịch sử. Ba mươi năm trước, nhiều thứ chỉ là giấc mơ đối với phụ nữ, nhưng ngày nay chúng đã trở thành hiện thực”.

Chia sẻ tại đây, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cho rằng sự lãnh đạo của phụ nữ là điều cần thiết cho hòa bình và phát triển bền vững.

Bà khẳng định: “Chúng tôi kiên định với nguyên tắc của mình rằng quyền phụ nữ là quyền con người. Chúng tôi hợp tác với các đồng minh và những người tiên phong... Chúng ta hãy nắm bắt khoảnh khắc này để chứng minh rằng thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ là yêu cầu đạo đức mà còn là chất xúc tác cho sự tiến bộ quốc gia và đoàn kết toàn cầu”.

Ghi nhận đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho nữ giới
Các đại biểu chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Lê An)

Tại Diễn đàn, các đại biểu tập trung trao đổi các chủ đề qua hai phiên thảo luận: Vai trò của phụ nữ trong thúc đẩy bình đẳng giới qua các thời kỳ; bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của đất nước; vai trò của giới trẻ trong thúc đẩy bình đẳng giới...

Trong khuôn khổ sự kiện cũng diễn ra không gian trưng bày với chủ đề "Phụ nữ và bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới" với những hình ảnh, ấn phẩm truyền thông về một số thành quả và những vấn đề đặt ra trong thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.

Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh được thông qua tại Hội nghị thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ của Liên hợp quốc diễn ra tại Bắc Kinh năm 1995 với sự tham gia của 189 quốc gia nhằm cam kết thực hiện các mối quan tâm và quyền lợi của phụ nữ toàn thế giới vào cuối thế kỷ XX.

Với việc thông qua 12 lĩnh vực trọng tâm cần cải thiện nhằm đạt được sự bình đẳng, từ xóa bỏ nghèo đói, nâng cao quyền giáo dục đến chống bạo lực và cải thiện quyền cho phụ nữ, Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh không chỉ đưa ra mục tiêu rõ ràng mà còn cung cấp một kế hoạch hành động cụ thể nhằm đạt được bình đẳng giới và cải thiện quyền của phụ nữ trên toàn thế giới.

Phụ nữ ‘mở khóa’ tương lai số của hòa bình, an ninh

Phụ nữ ‘mở khóa’ tương lai số của hòa bình, an ninh

Trong những năm qua, mặc dù cộng đồng quốc tế đã nỗ lực thúc đẩy Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và ...

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Lịch sử nhân loại chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh vì công bằng và quyền lợi, trong đó, phong trào đấu tranh vì quyền của ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp và làm việc với các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp và làm việc với các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ tích cực và những đóng góp to lớn của nhiều ...

Khẩn trương quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn

Khẩn trương quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn

Theo Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), các đơn vị liên quan đang khẩn trương ...

Gen Z với hành trình về làng

Gen Z với hành trình về làng

Nét Việt Nam là dự án cụ thể hóa cho tình yêu và trăn trở của nhóm bạn trẻ Gen Z đối với văn hóa ...

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng BYD mới nhất tháng 6/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng BYD mới nhất tháng 6/2025

Bảng giá xe hãng BYD của các dòng như Atto 3, Seal, Dolphin, M6 và Han sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết sau đây.
EU kiên quyết 'tắt vòi' khí đốt, chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch của Nga ở châu Âu mãi mãi, Hungary nói 'thiển cận'

EU kiên quyết 'tắt vòi' khí đốt, chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch của Nga ở châu Âu mãi mãi, Hungary nói 'thiển cận'

Liên minh châu Âu (EU) đang tiến gần hơn đến lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga.
Top 5 xe SUV hạng C bán chạy nhất tháng 5/2025: Ford Territory vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe SUV hạng C bán chạy nhất tháng 5/2025: Ford Territory vươn lên dẫn đầu

Bảng xếp hạng Top 5 xe SUV hạng C bán chạy nhất tháng 5/2025, Ford Territory vươn lên dẫn đầu với 1.481 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Mazda ...
BY-O-COAT - Sáng chế vật liệu Silica từ trấu đầu tiên trên thế giới cho ngành sơn và chất phủ

BY-O-COAT - Sáng chế vật liệu Silica từ trấu đầu tiên trên thế giới cho ngành sơn và chất phủ

Việc ra mắt BY-O-COA trong khuôn khổ Coatings Expo Vietnam 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình khẳng định vị thế của Việt Nam trong ngành vật ...
So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

Tương quan lực lượng và sức mạnh quân sự của hai bên đang được đặt lên bàn cân để dự đoán đường hướng tiếp theo của cuộc xung đột Israel-Iran.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6: USD bất ngờ bật tăng, thị trường 'phủ bóng' rủi ro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6: USD bất ngờ bật tăng, thị trường 'phủ bóng' rủi ro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6 tăng giá nhờ kỳ vọng Fed sẽ không vội vàng can thiệp vào lãi suất.
Phát huy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Tây Nguyên

Phát huy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Tây Nguyên

Đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo là một trong những mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện và gặt hái nhiều thành quả tích cực.
Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Tại một góc bản làng của tỉnh Lâm Đồng, còn đó một cô gái H’Mông âm thầm may vá, thêu thùa, níu giữ những nét văn hóa thổ cẩm truyền thống.
Thế giới ảo, ‘vết xước’ thật

Thế giới ảo, ‘vết xước’ thật

Không chỉ là công cụ kết nối, mạng xã hội đang ngày càng xâm lấn đời sống tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên.
Bài 2: Hình ảnh đẹp của Công an nhân dân Việt Nam - Cứu người dân nước bạn như cứu người thân của mình

Bài 2: Hình ảnh đẹp của Công an nhân dân Việt Nam - Cứu người dân nước bạn như cứu người thân của mình

​​​​​​​Với tinh thần quốc tế trong sáng, truyền thống tương thân, tương ái, Bộ Công an cử các đoàn công tác cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Myanmar.
Hành trình 10 năm người đi tìm nụ cười tỏa sáng của bệnh nhân ung thư

Hành trình 10 năm người đi tìm nụ cười tỏa sáng của bệnh nhân ung thư

10 năm lưu giữ nụ cười, ông Đặng Hữu Hùng, nhiếp ảnh gia tự do đã ghi lại những khoảnh khắc qua những hình ảnh nụ cười rạng rỡ, lạc quan của bệnh nhân tại ...
Bài 1: Từ Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế trong sáng đến nghĩa tình Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Bài 1: Từ Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế trong sáng đến nghĩa tình Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thời gian qua, với sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy đối ngoại, hợp tác quốc tế, Bộ Công an đã tích cực triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế.
Bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia vào quan hệ xã hội trên không gian mạng là hết sức cấp thiết.
Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em gái

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em gái

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao tỷ lệ tiếp cận giáo dục cơ bản cho trẻ em, đồng thời thu hẹp khoảng cách giới...
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua bảo vệ dữ liệu cá nhân

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, dữ liệu cá nhân cần được sử dụng hiệu quả, hợp lý, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Ngoại giao tôn giáo: Sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế

Ngoại giao tôn giáo: Sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế

Tôn giáo là kênh đối ngoại hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế quốc gia và củng cố sức mạnh mềm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Khơi dậy nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Khơi dậy nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Nhà nước triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm đời sống cho người dân.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu về thực tiễn đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Chiến dịch xuyên quốc gia triệt phá đường dây tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, 20 đối tượng sa lưới

Chiến dịch xuyên quốc gia triệt phá đường dây tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, 20 đối tượng sa lưới

Chiến dịch do cảnh sát Tây Ban Nha dẫn đầu, nhằm vào các đối tượng tàng trữ và phát tán tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em.
Europol phát động chiến dịch truy tìm manh mối chống lạm dụng tình dục trẻ em

Europol phát động chiến dịch truy tìm manh mối chống lạm dụng tình dục trẻ em

Cơ quan Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) triển khai chiến dịch quy mô lớn, huy động sự tham gia của cộng đồng, giúp phá giải vụ án lạm dụng tình dục trẻ em.
55 bộ phim tham gia Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan

55 bộ phim tham gia Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan

Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan (AIWFF) lần thứ 9 đã khai mạc tại thành phố bên bờ sông Nile của Ai Cập tối 2/5.
Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

77% trong số hơn 550 người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Phiên bản di động