Giá cà phê trong nước đảo chiều tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 9/4). (Nguồn: Broadcastcoffee) |
Giá cà phê hôm nay 10/4
Giá cà phê hồi phục trên cả hai sàn kỳ hạn do đầu cơ quay lại tăng mua sau khi đã mạnh tay thanh lý vị thế ròng trước đó vì áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn. Sự tăng mua của các quỹ hàng hóa lúc này còn như là một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Trong khi đó, lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn tiếp tục đẩy giá cà phê lên cao hơn.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 8/4), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bất ngờ đảo chiều tăng mạnh sau nhiều ngày sụt giảm, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 27 USD (1,31%), giao dịch tại 2.091 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 30 USD (1,45%) giao dịch tại 2.096 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 5,50 Cent (2,43%), giao dịch tại 231,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 5,40 Cent (2,39%), giao dịch tại 231,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước đảo chiều tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 9/4).
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Báo cáo thương mại tháng Hai của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đã giảm 0,8% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống chỉ đạt 53,2 triệu bao.
Đồng thời ICO cũng báo cáo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021/2022 đạt tổng cộng 167, 2 triệu bao, giảm 2,10% so với niên vụ trước đó, chủ yếu là do sản lượng arabica của Brazil theo chu kỳ “hai năm một” cho sản lượng thấp.
Người ta ước tính rằng Nga, một trong những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, sẽ tiêu thụ ít hơn gần một triệu bao do khó khăn trong thương mại và giá cao khiến việc mua cà phê tại các siêu thị và cửa hàng cà phê giảm đi đáng kể.
Công ty môi giới và tư vấn HedgePoint dự đoán, việc di tản của hàng triệu người ở Ukraine sẽ làm giảm nhu cầu cà phê ở nước này với con số sản lượng ước tính gần 400.000 bao.
Natalia Gandolphi, nhà phân tích cà phê của HedgePoint, cho biết, giá cà phê ở Nga đã tăng mạnh khoảng 20%, dự trữ tại nước này dự kiến sẽ duy trì ở mức đều đặn cho đến tháng 7.
Do nhu cầu cà phê giảm ở Ukraine và Nga, HedgePoint đã cắt giảm ước tính cán cân cung ứng toàn cầu giai đoạn 2021 - 2022 xuống mức thâm hụt 7,21 triệu bao từ mức thâm hụt 8,68 triệu bao hồi tháng 2. Dự báo cho niên vụ 2022 - 2023 cho thấy, không có dấu hiệu sắp kết thúc cuộc xung đột Nga-Ukraine, khiến thị trường cà phê đã thay đổi từ thâm hụt 2,42 triệu bao thành thặng dư 1,29 triệu bao.
Mức thâm hụt trong vụ mùa hiện tại (2021 - 2022) vẫn còn lớn, bất chấp tổn thất nhu cầu liên quan đến chiến tranh, vì Brazil dự kiến sẽ có một vụ mùa khác dưới mức trung bình do đợt hạn hán lịch sử vào năm 2021.
| Dự báo thời tiết 10 ngày tới (9-18/4) và thời tiết dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 Âm lịch Dự báo thời tiết 10 ngày tới (9-18/4) và thời tiết dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 Âm lịch, từ Trung tâm ... |
| Du lịch Hè 2022: Quảng Ninh đẩy mạnh kinh tế về đêm, hoàn thiện điểm đến trọn vẹn Quảng Ninh sớm đón đầu xu hướng và làm mới các sản phẩm du lịch, từ phố đêm du thuyền đến hàng loạt dịch vụ ... |