Giá cà phê hôm nay 11/2/2023
Giá cà phê thế giới kỳ hạn tạm dừng suy yếu trước khi đóng cửa giao dịch phiên cuối tuần.
Đối với giá cà phê robusta, các chỉ số kỹ thuật cho thấy xu hướng giá đang trung tính đi ngang, thị trường chưa xác định rõ xu hướng. Dự kiến trong ngắn hạn, giá robusta còn giằng co tích lũy trong biên độ 2020 – 2030 với mức 2000 là mức hỗ trợ khá vững cho giá cà phê robusta.
Trong khi đó, tỷ giá này góp phần thúc đẩy nông dân đẩy mạnh bán hàng, càng gây áp lực giảm lên giá cà phê arabica.
Tồn kho đạt chuẩn sàn ICE New York tiếp tục tăng đạt 891.333 bao, tính tới ngày 8/2. Bên cạnh đó, theo dự báo do Viện Địa Lý và thống kê Brazil (IBGE), vụ cà phê arabica ước đạt 38,6 triệu bao, tăng 13,7% so với năm trước. Các thông tin trên góp phần khiến giá cà phê arabica giảm.
Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu trung tính, xu hướng giá chưa rõ nét. Dự kiến trong ngắn hạn giá arabica giằng co tích lũy trong biên độ 170 – 180.
Giá cà phê trong nước hôm nay 11/2 tăng 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Ghi nhận tại phiên giao dịch cuối tuần (10/2, giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 3/2023 đổi chiều tăng nhẹ 3 USD (0,15%), giao dịch tại 2.040 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2023 tăng 7 USD (0,34%), giao dịch tại 2.039 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tăng. Kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 1,10 Cent/lb (0,63%), giao dịch tại 174,75 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2023 tăng 0,95 Cent/lb (0,55%), giao dịch tại 174,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 11/2 tăng 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo Business Wire dựa trên “Báo cáo nghiên cứu về ngành cà phê Đông Nam Á giai đoạn 2023 - 2032", sự phát triển của ngành cà phê có sự khác biệt lớn giữa các nước Đông Nam Á.
Điển hình như, sản lượng và xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng hàng đầu thế giới, trong khi một số nước khác về cơ bản không trồng cà phê và các sản phẩm cà phê cơ bản đều dựa vào nhập khẩu.
Với tổng dân số hơn 600 triệu người vào cuối năm 2021, Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế tổng thể cao hơn mức trung bình toàn cầu và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Nhìn chung, thị trường cà phê tại khu vực Đông Nam Á đang phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như Việt Nam và Thái Lan.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh giúp quy mô thị trường cà phê Đông Nam Á ngày càng mở rộng. Dự báo, ngành cà phê tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2023 - 2032.
Một mặt, chi phí lao động và đất đai rẻ đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài chuyển năng lực sản xuất sang Đông Nam Á, kéo theo sự mở rộng về quy mô ngoại thương, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành cà phê.
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á cũng như nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa nội địa gia tăng cũng đóng vai trò thúc đẩy ngành cà phê tại khu vực này trong giai đoạn tới.