📞

Giá cà phê hôm nay 11/4/2023: Quay đầu giảm giá phiên đầu tuần, giá cà phê toàn cầu được hỗ trợ bởi lượng xuất khẩu ít hơn

Gia An 06:35 | 11/04/2023
Ước tính nguồn cung toàn cầu trong niên vụ 2022/2023 sẽ khoảng 171,30 triệu bao và tiêu thụ khoảng 178,50 triệu bao, do đó thị trường cà phê toàn cầu thiếu hụt 7,27 triệu bao. Theo ICO lượng thiếu hụt sẽ được bù đắp trong niên vụ 2023/2024 khi nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới Brazil có vụ thu hoạch được mùa theo chu kỳ “hai năm một”.

Giá cà phê hôm nay 11/4/2023

Giá cà phê thế giới mở đầu tuần mới thứ Hai (10/4), thị trường London nghỉ Lễ Easter Monday, đóng cửa ; thị trường New York mở cửa muộn.

Giá cà phê trên toàn thế giới được hỗ trợ bởi xuất khẩu cà phê ít hơn trên toàn cầu. Trong đó, tồn kho cà phê robusta do ICE – London chứng nhận và theo dõi cấp phát tính đến thứ Năm ngày 6/4, đã giảm 720 tấn, tức giảm 0,96% so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 74.660 tấn (tương đương 1.244.333 bao, bao 60 kg), vẫn còn đứng ở mức thấp 3,5 tháng.

Dự trữ cà phê arabica ICE thắt chặt để hỗ trợ giá sau khi ICE kiểm tra số lượng giảm xuống mức thấp nhất trong 3,5 tháng về mức 732.533 bao vào hôm thứ Ba (4/4).

Trước đó, tính chung cả tuần trước, giá cà phê trên sàn London có 3 phiên tăng và 1 phiên giảm, các mức tăng mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 93 USD (4,49%), lên 2.299 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê arabica cũng có 3 phiên tăng và 1 phiên giảm, các mức tăng rất mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 trên sàn New York tăng tất cả 13,10 Cent (7,68%), lên 183,60 Cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê trong nước tuần qua tăng 900 – 1.000 đồng.

Giá cà phê trong nước đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên đầu tuần (ngày 10/4). (Nguồn: . (Nguồn: Dailycoffeenews)

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London vẫn giữ nguyên từ cuối tuần trước, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 giảm 15 USD (0,65%), giao dịch tại 2.299 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 18 USD (0,79%), giao dịch tại 2.256 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York quay đầu giảm nhẹ. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 1 Cent/lb (0,54%), giao dịch tại 182,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 1 Cent/lb (0,55%), giao dịch tại 180,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng cao.

Trong phiên đầu tuần, giá cà phê trong nước thu mua tại các địa phương ổn định, đi ngang, giao dịch trong khung 49.200 – 49.600 đồng/kg. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá cà phê trong nước đã tăng trung bình 1.000 đồng/kg. Đáng chú ý, thị trường có lúc cán mốc 50.000 đồng/kg.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên đầu tuần (ngày 10/4).

Giá trung bình

Thay đổi

Tỷ giá USD/VND

23.250

0

ĐẮK LẮK

49.600

0

LÂM ĐỒNG

49.200

0

GIA LAI

49.500

0

ĐẮK NÔNG

49.400

0

Đơn vị tính: VND/kg.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Sau báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái từ tháng 10 đến tháng 2 xuống còn 48,66 triệu USD, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm cho thấy nguồn cung bị thắt chặt với các quỹ hàng hóa mua cà phê kỳ hạn gần hơn.

Như vậy, cà phê robusta được hỗ trợ trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu sau khi nhà bán lẻ cà phê Volcafe dự đoán, thị trường cà phê robusta toàn cầu sẽ thiếu hụt mức kỷ lục 5,6 triệu bao trong phiên 2023 - 2024.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Công nghiệp và xuất khẩu cà phê đưa tin, sản lượng cà phê tại Indonesia, nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ ba thế giới, sẽ giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 9,6 triệu bao vào năm 2023 do thiệt hại do mưa lớn ở các khu vực trồng trọt.

Xuất khẩu giảm ở hầu hết các nhà sản xuất lớn. Xuất khẩu cà phê các loại của khu vực Nam Mỹ đã giảm 29,8% trong tháng 2 xuống còn 3,5 triệu bao, do tổng khối lượng xuất khẩu của ba quốc gia sản xuất chính trong khu vực là Brazil, Colombia và Peru giảm 30,7%.

Hai quốc gia sản xuất lớn nhất là Brazil và Colombia giảm lần lượt 32,5% và 5,1%, xuống còn 2,4 triệu bao và 0,9 triệu bao. Xuất khẩu của Peru chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh hơn, lên tới 44,6%.

Sự sụt giảm xuất khẩu cũng được ghi nhận ở khu vực châu Á và châu Đại Dương, khi xuất khẩu của khu vực cũng giảm 15,3% trong tháng 2 xuống còn gần 3 triệu bao và giảm 5,6% xuống 17,4 triệu bao trong 5 tháng đầu niên vụ 2022-2023.

Trong tháng 2, hai quốc gia sản xuất hàng đầu khu vực là Việt Nam và Ấn Độ có khối lượng xuất khẩu giảm 25,3% và 9,5%, xuống 1,8 triệu bao và 0,5 triệu bao.