Giá cà phê trong nước hôm nay 11/8, tiếp tục tăng mạnh 600 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. (Nguồn: Newtimes) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 11/8
Dự báo thời tiết khô hạn ở Brazil và thông tin dịch bệnh Covid-19 hoành hành mạnh, ngăn cản hoạt động xuất khẩu cà phê ở khu vực Đông Nam Á đã thúc đẩy giá cà phê hai sàn kỳ hạn bật tăng mạnh.
Giá cà phê trên các sàn giao dịch phái sinh đồng loạt tăng mạnh trong phiên đầu tuần thứ hai. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 73 USD (4,09%), giao dịch tại 1.858 USD/tấn; Trong khi vẫn giữ nguyên hiện tượng giá đảo, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 66 USD (3,67%), xuống 1.863 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng khá.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 2 Cent (1,12%), giao dịch tại 181,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 1,95 Cent (1,07%), xuống 184,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
| Giá vàng hôm nay 11/8: Vàng thế giới đã qua đáy, Covid-19 hoành hành, giá SJC bứt xa kỷ lục Giá vàng thế giới hôm qua tiếp tục trượt dốc xuống dưới ngưỡng 1.300 USD. Tuy nhiên, thị trường vẫn có đủ sự không chắc ... |
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 11/8, tiếp tục tăng mạnh 600 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm.
|
Đồng Real giảm theo mối lo chi tiêu vượt trần của chính phủ Brazil và đà giảm của thị trường quốc tế sau sự gia tăng của dịch bệnh covid-19 biến chủng mới.
Theo hãng tin thời tiết Somar, độ ẩm của đất hiện thấp hơn mức tối thiểu 10% sẽ làm cà phê rụng lá. Tuy có thuận lợi để phân hóa mầm hoa nhưng sẽ làm cây cà phê đuối sức và hạn chế năng suất vụ tới.
Giá cà phê robusta bật tăng còn do mối lo nguồn cung ngắn hạn sụt giảm và các cảng xuất khẩu ở Đông Nam Á bị ùn ứ, hàng hóa chất đống gây ách tắc, trong khi dịch bệnh covid-19 biến chủng mới đang bùng phát mạnh tại các quốc gia khu vực này.
Giá cà phê arabica sàn New York sẽ đáo hạn quyền chọn kỳ hạn tháng 9 vào cuối tuần này cũng khiến đầu cơ cân đối, điều chỉnh vị thế hiện được cho là đã “quá mua”.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đức tăng nhập khẩu cà phê nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Dự báo, mức tăng trưởng tiêu thụ cà phê của Đức sẽ tăng khoảng 3 - 5%.
Hiện tại, nhu cầu về cà phê hữu cơ ở Đức tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để tăng xuất khẩu vào thị trường cửa ngõ châu Âu này, doanh nghiệp phải đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đồng thời cần phải đặc biệt quan tâm tới sản xuất cà phê hữu cơ.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, Đức nhập khẩu cà phê đạt 1,6 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Đức nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 148,9 triệu USD, giảm 26,9% so với 5 tháng đầu năm 2020.
Thị phần cà phê của Việt Nam chiếm 5,78% trong tổng giá trị nhập khẩu của Đức trong 5 tháng đầu năm 2021, thấp hơn so với 8,29% trong 5 tháng đầu năm 2020, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Các thị trường tái xuất cà phê nhân của Đức gồm: Ba Lan (chiếm 26%), Mỹ (chiếm 23%), Tây Ban Nha (10%), Hà Lan (8,4%), Pháp (7,3%) và CH. Czech (4,5%).
| Giá vàng hôm nay 11/8: Vàng thế giới đã qua đáy, Covid-19 hoành hành, giá SJC bứt xa kỷ lục Giá vàng thế giới hôm qua tiếp tục trượt dốc xuống dưới ngưỡng 1.300 USD. Tuy nhiên, không ít người tin rằng, thị trường vẫn ... |
| Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir: Khả năng chữa trị và liều thuốc hy vọng ngăn chặn đại dịch Gần một năm rưỡi chiến đấu với đại dịch giành giật sự sống cho con người, thuốc điều trị Covid-19 vẫn là một thách thức ... |
| Tin vui về thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir: Niềm hy vọng chấm dứt đại dịch toàn cầu Song song với việc tiêm chủng trên diện rộng phòng ngừa sự lây lan của đại dịch Covid-19, một loại thuốc kháng virus mang tên ... |