📞

Giá cà phê hôm nay 14/3: Năng suất cà phê Việt cao nhất thế giới, Tín hiệu thị trường xuất khẩu cải thiện

Gia An 05:05 | 14/03/2021
TGVN. Kết thúc phiên giao dịch tuần này, giá cà phê arabica đóng cửa tăng 0,49% lên 133 Cents/pound, trái chiều với mức giảm 1,13% của giá cà phê robusta, về mức 1.403 USD/tấn.
Giá cà phê tính trên đồng tiền nội tệ Real đang ở mức hấp dẫn đối với cả người mua và người bán do sự trượt giá của đồng Reals so với USD. (Nguồn: Primecoffea)

Cập nhật giá cà phê hôm nay

Ghi nhận của TG&VN tại phiên đóng cửa tuần ngày 12/3, giá cà phê robusta kỳ hạn trên sàn ICE Futures Europe_London (Anh) giao tháng 5/2021 giảm mạnh, 16 USD/tấn (1,13%) so với chốt phiên trước đó, giảm còn 1.403 USD/tấn; giá giao tháng 7/2021 cũng giảm 16 USD/tấn (1,11%) giao dịch ở 1.427 USD/tấn. Khối lượng giao dịch giảm thấp dưới mức trung bình.

Ngược lại, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York (Mỹ) tăng nhẹ. Giá cà phê giao tháng 5 tăng 0,65 Cent (0,49%), lên 133 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng tiếp 0,6 Cent (0,45%), lên 134,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ trên mức trung bình.

Phân tích kỹ thuật: Mặc dù đồng Real của Brazil suy yếu trở lại trong phiên hôm qua sau 3 phiên tăng mạnh liên tiếp, do tác động từ diễn biến của chỉ số USD Index. Tuy nhiên, sức ép bán ra chỉ xuất hiện trên sàn cà phê robusta, còn đối với cà phê arabica, kỳ vọng vào nhu cầu sẽ tăng mạnh trở lại khi người dân Mỹ nhận được khoản thanh toán mới của chính phủ đang hỗ trợ giá mặt hàng này, trong bối cảnh sản lượng năm nay dự báo sẽ giảm đáng kể tại Brazil.

Giá cà phê robusta đảo chiều giảm tại sàn London còn do sự rối ren hậu Brexit và báo cáo kinh tế tháng 1 của Vương quốc Anh thấp hơn dự kiến, trong khi việc tiêm chủng vaccine Covid-19 của EU bị đánh giá chậm hơn do lo ngại hiệu quả của vaccine và nhất là NHTW châu Âu (ECB) cũng không có ý định mở rộng chương trình kích thích tiếp theo sau gói 1.900 tỷ USD của Mỹ, do lo ngại lạm phát không thể kiểm soát được.

Safras & Mercado - Hãng Tư vấn nông nghiệp hàng đầu của Brazil cho biết, bán hàng cà phê niên vụ 2021/22 ước tính đạt 87% sản lượng dự kiến, nhanh hơn so với mức 86% cùng kỳ niên vụ trước và 85% trung bình 5 năm. Các nhà phân tích cho biết, giá cà phê tính trên đồng tiền nội tệ Real đang ở mức hấp dẫn đối với cả người mua và người bán do sự trượt giá của đồng Reals so với đồng USD. Tuy nhiên, dự kiến tốc độ bán hàng sẽ chậm lại trong những tuần tới khi nguồn cung giảm.

Trong số cà phê đã bán, lượng cà phê robusta được bán nhanh hơn so với cà phê arabica, với tỷ lệ bán hàng lần lượt là 91% và 86%. Hãng này cũng cho biết, dự kiến sản lượng cà phê niên vụ 2020/21 của Brazil sẽ đạt 69.5 triệu bao và là mức cao kỷ lục. Trong niên vụ tới, do là năm sản lượng thấp trong chu kỳ hai năm của cà phê, sản lượng dự kiến giảm xuống còn 57 triệu bao. Thông thường hoạt động thu hoạch cà phê tại Brazil sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 5 và tháng 6.

Giá cà phê trong nước quay đầu giảm 300 đồng/kg trong phiên đóng cửa tuần này

Giá cà phê thu mua tại các địa phương trọng điểm trong ngày giao dịch kết thúc tuần này (13/3).

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Lâm Hà ROBUSTA

31.800 (VNĐ/Kg)

— Bảo Lộc ROBUSTA

31.700

— Di Linh ROBUSTA

31.800

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

32.800

— Ea H'leo ROBUSTA

32.600

— Buôn Hồ ROBUSTA

32.600

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

32.500

— Ia Grai ROBUSTA

32.500

— Chư Prông ROBUSTA

32.400

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

32.400

— Gia Nghĩa ROBUSTA

32.500

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

32.500

HỒ CHÍ MINH

— R1

33.900

Theo Cục Xuất Nhập khẩu, năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với cà phê robusta và 1,4 tấn/ha nhân đối với cà phê arabica.

Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững, đứng thứ 2 về xuất khẩu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đánh giá, tồn kho cà phê khả dụng tại các kho cảng trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua là tín hiệu lạc quan cho thấy thị trường xuất khẩu cà phê sẽ cải thiện trong năm 2021.

Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều gặp thiệt hại lớn vì dịch Covid-19, do tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao và tăng cường nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà. Ngoài ra, thông tin thử nghiệm vaccine cũng sẽ thúc đẩy lượng xuất khẩu tăng lên.