Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 13/5. (Nguồn: Freepik) |
Giá cà phê hôm nay 14/5
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (13/5), giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh tiếp tục xu hướng giảm kéo dài.
Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 18 USD (0,87%), giao dịch tại 2.040 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 18 USD (0,87%) giao dịch tại 2.043 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 1,40 Cent (0,65%), giao dịch tại 213,9 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 1,30 Cent/lb (0,60%), giao dịch tại 214,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
USDX bật tăng lên đứng ở mức cao 20 năm, trong khi tỷ giá đồng Real giảm thêm đã hỗ trợ người Brazil đẩy mạnh bán hàng nông sản xuất khẩu, giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn vì thế mà sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch không cao vì người mua vẫn còn lo ngại về nhiều rủi ro đang tồn tại.
Ngày giao dịch cuối cùng của tuần này, dường như thị trường cũng đã bình tĩnh trở lại sau tin dự báo thời tiết có khả năng xảy ra sương giá tại các vùng trồng cà phê ở miền Nam Brazil kể từ đầu tuần sau. Tuy nhiên thực tế, mặc dù có giá rét kéo dài ở miền Trung và miền Nam Brazil nhưng khả năng xảy ra sương giá trên các vùng trồng cà phê rất thấp. Hiện chỉ mới giữa tháng 4, chưa tới mùa Đông ở Brazil và lịch sử cho thấy chưa hề có sương giá xảy ra trong khoảng thời gian này. Có lẽ thị trường đã lo lắng thái quá, do đó, tin thời tiết giá rét đợt này chỉ là cơ hội để đầu cơ gặt hái lợi nhuận trong ngắn hạn. Giá cà phê đã nhanh chóng sụt giảm ngay trong phiên hôm sau, trả lại xu thế vốn có của thị trường.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 13/5.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
USDX càng tăng cao càng gây bất lợi cho mặt hàng cà phê vì giá cả trở nên đắt đỏ, trong khi các thị trường tiêu thụ đang vật lộn với kinh tế suy thoái và lạm phát vượt mức.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 157,45 nghìn tấn, trị giá 362,3 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng 3, so với tháng 4/2021 tăng 19,2% về lượng và tăng 47% về trị giá.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 4, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.301 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng 3 và tăng 23,4% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 4 so với tháng 4/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Philippines giảm mạnh.
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng tới 144,4% về lượng và tăng 218,3% về trị giá. 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Philippines. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang các thị trường Bỉ, Anh, Hà Lan tăng trưởng tới 3 con số.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo quý II xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, giá cà phê sau khi tăng mạnh trong các tháng đầu năm 2022, thì sang tháng 3 và tháng 4 có xu hướng giảm do áp lực về nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm trong ngắn hạn do lạm phát tăng cao.
Mới đây, Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) dự báo, sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 đạt 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Trong khi tiêu thụ toàn cầu dự kiến đạt 170,3 triệu bao (loại 60 kg), tăng 3,3% so với 164,9 triệu bao của niên vụ 2020-2021. Với dự báo này, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.