Giá cà phê đồng loạt suy yếu và chính thức bước vào giai đoạn điều chỉnh sau một thời gian “tăng nóng” trước đó. (Nguồn: Broadcastcoffee) |
Diễn biến giá cà phê hôm nay 1/5
Chốt phiên tuần này, giá cà phê trên thị trường thế giới tạm điều chỉnh. Ghi nhận của TG&VN lúc 0h05 ngày 1/5 (theo giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng nhẹ. Trong đó, kỳ hạn giao ngay tháng 7, tăng 4 USD (0,28%), xuống 1.456 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 4 USD (0,27%),còn 1.479 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,05 Cent (1,08%), lên 141.45 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm thêm 1,00 Cent (1,04%), lên 143,9 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình.
Phân tích kỹ thuật: Giá cà phê arabica tháng 7 giảm mạnh gần 2%. Sản lượng cà phê arabica tại Colombia - nước xuất khẩu cà phê arabica số 2 thế giới - được dự báo ổn định ở mức 14 triệu bao. Dù lo ngại về sản lượng sụt giảm tại Brazil, nhưng việc giá đã tăng gần 10% chỉ sau một tuần khiến tâm lý chốt lời của giới đầu cơ tăng cao.
Mặc dù GDP quý I của Mỹ đã tăng lên mức 6,4%, so với mức 4,3% của quý IV/2020, nhưng con số này lại thấp hơn một chút so với dự đoán của giới phân tích. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở mức 553.000 người, cao hơn 4.000 so với mức dự đoán, cũng góp phần gây sức ép lên giá trong phiên hôm qua.
Về mặt kỹ thuật, giá cà phê arabica đang nhận được hỗ trợ bởi đường Fibo 261,8% và đương SMA20, quanh vùng giá 143 Cent. Tuy nhiên, đường MA đang cắt xuống đường Signal, cùng với sức ép của giai đoạn điều chỉnh sẽ khiến giá khó có thể tăng trở lại trong phiên hôm nay, nhất là khi các quỹ thường sẽ tất toán vị thế để điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong phiên cuối tháng. Các chuyên gia MXV dự đoán, giá arabica có thể giằng co với biên độ khoảng 2 Cent quanh mức 143, với xác suất giảm có phần nhỉnh hơn.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đã giảm hơn 1%, về mức 1.452 USD/tấn, chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp trước đó. Xuất khẩu cà phê tháng 4 của Việt Nam được Tổng cục Thống kê ước tính ở mức 110.000 tấn, giảm 35,15% so với tháng Ba, đã tác động tiêu cực đến thị trường và khiến giá bị đẩy trở lại từ vùng giá 1.480.
Về mặt kỹ thuật, giá đang được hỗ trợ bưởi đường Tenkan của chỉ báo lchimoku ở vùng giá 1.450. Các chuyên gia phân tích của MXV dự đoán, giá có thể giằng co quanh mức này với biên độ khoảng 10 USD.
Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến sản xuất cà phê trong tương lai
Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần (1/5), thu mua tại các địa phương trọng điểm.
|
Trong các kịch bản dự báo biến đổi khí hậu vào năm 2050, nhiều nghiên cứu cho thấy, các khu vực thích hợp để trồng cà phê arabica và robusta trên thế giới có thể giảm đến 50%.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Mỹ) kết luận, diện tích không thích hợp để trồng cà phê có thể lên tới 88% ở Mỹ Latinh - một trong những khu vực sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Climatic Change, khoảng một nửa diện tích đất trên thế giới, hiện đang sử dụng để sản xuất cà phê chất lượng cao, sẽ không đạt hiệu quả về mặt năng suất vào năm 2050.
Tựu trung, biến đổi khí hậu sẽ có tác động vô cùng tiêu cực đến sản xuất cà phê trong tương lai trên toàn thế giới, ảnh hưởng đáng kể đến diện tích canh tác cũng như gây ra nhiều sâu bệnh hại cho cây trồng.
Ông Howard Schultz, Cựu Chủ tịch Starbucks - chuỗi cà phê lớn nhất toàn cầu, cho biết: "Biến đổi khí hậu sẽ có tác động sâu rộng đến chất lượng cũng như tính nguyên vẹn của cà phê”, Deccan Herald đưa tin.