Giá cà phê trong nước hôm nay 18/1 giảm 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: ohman.vn) |
Giá cà phê hôm nay 18/1
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London điều chỉnh giảm khi thị trường nội địa của nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới - Việt Nam đã bước vào giai đoạn trầm lắng, do người dân đang tập trung mọi việc cho kỳ lễ Tết Nguyên Đán Quý Mão sẽ bắt đầu vào cuối tuần này. Thông thường, hoạt động thương mại cà phê sẽ bị đình trệ khoảng 2 tuần trước và sau Lễ Đón Giao Thừa năm mới.
Tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE London ghi nhận giảm nhẹ ở mức 63.970 tấn tính đến ngày 12/1. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê Việt Nam xuất khẩu cà phê từ tháng 1 đến tháng 12 của Việt Nam tăng 13,8% so với cùng kỳ lên 1,8 triệu tấn. Yếu tố này đã gây áp lực lên giá cà phê robusta.
Tuy nhiên, theo phân tích kỹ thuật, nhịp điều chỉnh giảm nhẹ phiên hôm qua vẫn chưa tác động nhiều tới các tín hiệu kỹ thuật khi các chỉ số vẫn cho thấy động lượng tăng vẫn còn. Giá cà phê robusta vẫn duy trì vững trên mức 1.900 nên dự kiến trong ngắn hạn giá có thể tiếp tục lực tăng dò kháng cự tiếp theo lên 1.930 hay xa hơn là vùng 1.950.
Trong khi đó, tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE New York ghi nhận tiếp tục tăng ở mức 850.724 bao tính đến ngày 13/1. Thông tin trên đã gây áp lực lên đà phục hồi giá cà phê arabica. Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu trung tính xu hướng giá chưa rõ nét. Dự kiến trong ngắn hạn, giá cà phê arabica có thể giằng co tích lũy trong biên độ 145 – 160. Chỉ khi nào giá tăng thoát khỏi vùng giá 165-166 thì xu hướng tăng giá mới được thiết lập rõ nét.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/1, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 3/2023 tiếp tục giảm 12 USD (0,63%), giao dịch tại 1.895 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 9 USD (0,48%), giao dịch tại 1.862 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York giảm. Kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 0,6 Cent/lb (0,4%), giao dịch tại 151,1 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 0,75 Cent/lb (0,49%), giao dịch tại 151,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 18/1 giảm 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Tại nền kinh tế đứng đầu châu Âu, Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 17/1, cho biết lạm phát trong năm 2022 của nước này là 7,9%, mức cao nhất trong lịch sử hậu chiến.
Theo Chủ tịch Destatis Ruth Brand, tỷ lệ lạm phát cao nhất trong lịch sử chủ yếu là do giá các sản phẩm năng lượng và hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine. Năm 2022, người tiêu dùng Đức phải đối mặt với tình trạng giá cả tăng nhanh nhất, đặc biệt là thực phẩm và nhiên liệu. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát đã giảm rõ rệt trong tháng 12/2022 xuống còn 8,6%, sau 3 tháng liên tiếp duy trì ở mức trên 10%, trong đó tháng 10/2022 là mức cao nhất, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Lạm phát đã tăng từ trước thời điểm xảy ra xung đột tại Ukraine, lên mức 4,9% trong tháng 1/2022 và 5,1% vào tháng 2/2022. Đến đến tháng 3, một tháng sau thời điểm Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine, lạm phát tăng vọt lên 7% và tăng “phi mã” lên 10,4% vào tháng 10/2022 trước khi giảm nhẹ vào cuối năm.
Tuy nhiên, hiện tượng lạm phát gia tăng dường như xảy ra trên phạm vi toàn cầu trong năm 2022, chứ không chỉ giới hạn ở Đức hay châu Âu, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do trước đó phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga. Chủ tịch Destatis nhấn mạnh: “Mặc dù việc tăng giá không ảnh hưởng toàn bộ đến người tiêu dùng, nhưng năng lượng và thực phẩm nói riêng đã trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều với họ”.
Giới phân tích hy vọng rằng áp lực lạm phát tại Đức sẽ giảm bớt trong năm 2023. Phát biểu với tờ Die Welt bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sỹ), Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck dự đoán tỷ lệ này có thể giảm xuống 5% vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, ông cảnh báo con số lạm phát của cả năm rất có thể sẽ cao hơn.
Bên cạnh việc giá lương thực và năng lượng tăng cao, các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hàng hóa, nhiều nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hậu quả của đại dịch Covid, cũng góp phần gây ra áp lực về giá. Năm 2022, chi tiêu năng lượng của các hộ gia đình Đức tăng 39,1% so với năm trước, cao hơn bốn lần so với lạm phát chung. Dầu sưởi ấm tăng 87% và khí đốt tự nhiên tăng 64,8%, giá điện nhìn chung tăng 20,1%. Giá xăng dầu và dầu diesel tăng 26,8%.