Giá cà phê trong nước hôm nay 18/1 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
| Giá vàng hôm nay 17/1, Giá vàng tăng nhờ sai lầm của Fed, tiếp tục lạc quan trong dài hạn? Giá vàng hôm nay 17/1 đang có một khởi đầu đáng khích lệ đầu năm, khi các nhà phân tích cân nhắc hậu quả của ... |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/1
Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, các mức giảm mạnh khiến kỳ hạn giao ngay tháng 3 "bốc hơi" tất cả 88 USD (khoảng 3,80%). Khối lượng giao dịch ở mức trung bình thấp. Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, các mức tăng đều đáng kể, khiến kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 1,20 Cent (khoảng 0,50%). Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Giá cà phê tiếp tục diễn biến trái chiều trên hai sàn phái sinh trong phiên đầu tuần. Giá cà phê robusta giảm sâu trong khi arabica vẫn tăng mạnh. Ngày thứ Hai (ngày 17/1), thị trường New York nghỉ lễ Martin Luther King, không mở cửa. Thị trường london giao dịch bình thường.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/1, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tiếp tục giảm 18 USD (0,81%), giao dịch tại 2.210 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 20 USD (0,91%), giao dịch tại 2.174 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục tăng tốt, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 2,65 Cent (1,12%), giao dịch tại 239,65 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 2,6 Cent (1,10%), giao dịch tại 239,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 18/1 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Áp lực vẫn còn đè nặng trên các thị trường cà phê kỳ hạn thế giới. Với thị trường New York, vấn đề nhà đầu tư quan tâm là khi nào Fed sẽ bắt đầu nâng lãi suất cơ bản USD để chủ động điều chỉnh danh mục đầu tư, trong khi quan điểm của Fed đã rõ ràng. Cho nên nhiều nhà đầu tư đã thận trọng dịch chuyển dòng vốn tìm kiếm nơi an toàn và do đó, giá cà phê arabica được hưởng lợi.
Trái lại, giá cà phê robusta tại thị trường London tiếp tục suy yếu do vị thế mua ròng của đầu cơ đã cao quá mức, trong khi thị trường này còn có thêm sự tác động tiêu cực từ Báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 12 của Việt Nam tăng mạnh tới 57,6% so với tháng trước, góp thêm áp lực vốn đã đè nặng lên thị trường kỳ hạn London…
Sở dĩ thời gian qua giá New York tăng do báo cáo tồn kho đạt chuẩn giảm sâu, chỉ còn chừng 85 nghìn tấn so với gần 125 nghìn tấn vào ngày 4/10/2021. Trên sàn London, một đợt tồn kho giảm dài dễ đến cả chục tháng, nay đang có dấu hiệu tăng dần. Nếu như cách nay hai tuần lượng tồn kho đạt chuẩn robusta xống 97.120 tấn thì tuần qua đã lên lại 97.390 tấn. Dù chỉ mới một đợt tăng, nhưng thông tin thị trường cho rằng hàng cà phê robusta đã và đang cập các cảng chính châu Âu mỗi lúc một nhiều.
Khi hiệu suất đầu tư đạt quá cao, các nhà kinh doanh trên sàn không thể tạo sóng bằng vốn của bản thân từng sàn. Cách chơi “đánh đu” hiện nay, sàn bên này tăng bên kia giảm và ngược lại có thể được giải thích là cách đảo vốn giữa hai sàn cà phê với nhau để các nhà kinh doanh tạo sóng kiếm lợi nhuận.
Riêng giá cà phê trong nước từ đầu niên vụ đến nay khó qua mức 43 triệu đồng/tấn mà chỉ quanh quẩn 40-42 triệu đồng. Giá cước vận tải biển bằng container cao đang khống chế mạnh giá cà phê trong nước. Các nhà nhập khẩu trả giá xuất khẩu tính trên mức chênh lệch giữa giá ở cảng giao hàng nước xuất khẩu với giá niêm yết sàn phái sinh sẽ co giãn tùy theo mức cước cao hay thấp. Nhưng một số nhà kinh doanh cho rằng, với mức trừ 450-500 USD/tấn, các nhà kinh doanh cà phê robusta Việt Nam có thể đủ tâm lý để mạnh dạn đưa hàng qua sàn chờ đấu giá.
| Khủng hoảng năng lượng: Mâu thuẫn của ngành điện, thế giới còn khá xa với lộ trình đạt mục tiêu trung hòa khí thải IEA ngày 14/1 cho rằng, thế giới có thể đối mặt với giá năng lượng và lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính ... |
| Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Giá khí đốt tăng gần 300%, còn điều gì tồi tệ hơn? Giá khí đốt bán buôn ở châu Âu đã tăng gần 300% trong năm qua do lượng dự trữ thấp bất thường, trong bối cảnh ... |